Tiêu Chuẩn Cá Ngừ Xuất Khẩu
Mắt cá ngừ hầm tiêu xanh là một trong những cách chế biến mắt cá ngừ đại dưỡng hấp dẫn, bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe của bạn. Cùng tham khảo công thức đơn giản dưới đây để làm món ăn này cho cả gia đình nhé!
Cách làm mắt cá ngừ hầm tiêu xanh
Để món mắt cá ngừ hầm tiêu xanh ngon bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Cách làm mắt cá ngừ hầm tiêu xanh
Sơ chế mắt cá ngừ và các nguyên liệu khác:
- Ngâm mắt cá ngừ trong nước có pha chút muối và rượu khoảng 15 phút, vớt ra rửa sạch, để ráo.
- Thái lát mỏng sả, ớt và hành tím.
- Cần tàu sơ chế sạch sẽ và cắt nhỏ.
- Nêm 4 thìa nước mắm, 4 thìa đường, 1/2 thìa bột ngọt, 1 thìa dầu ăn, 1/2 thìa hạt nêm, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa ớt sừng băm nhỏ, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu và trộn đều các loại gia vị đến khi hòa tan hoàn toàn.
- Đổ một nửa nước sốt lên mắt cá, đảo đều và để cá ngấm gia vị trong khoảng 15-20 phút.
- Cho tiêu xanh, gừng, ớt sừng, sả cắt miếng vào tô đã chuẩn bị sẵn, đổ phần nước sốt còn lại vào trộn đều cho thấm gia vị.
Mắt cá ngừ đại dương hầm tiêu xanh Hà Nội
- Đặt nồi hấp lên bếp, thêm nước và đun sôi.
- Bày mắt cá ra đĩa, rắc ớt chuông, gừng, sả, ớt và cần tây lên trên. Chèn một cái nĩa vào nồi, mở nắp và hấp cho đến khi mắt cá mềm, khoảng 25-30 phút.
Chỉ với vài thao tác là bạn đã có ngay món mắt cá ngừ hầm tiêu xanh thơm ngon, hấp dẫn.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm, ngọt của mắt cá hòa quyện với vị cay nồng của ớt, gừng, sả.
Mắt cá ngừ đại dương hầm tiêu xanh
Bạn có thể chọn mua mắt cá ngừ tươi hoặc đông lạnh
Khi mua, bạn nên đảm bảo rằng phần mắt cá co giãn, trong suốt và nhìn rõ con ngươi bên trong. Nếu mắt cá bị teo lại, tức là đã để trong ngăn đá quá lâu và thịt không còn ngon nữa.
Màu đỏ quanh mắt cá càng đậm thì ăn càng ngon, cá càng trong thì chất lượng càng kém. Lấy một mẫu thịt cá và chà xát giữa hai lòng bàn tay. Nếu cá bị chảy nước và mềm thì cá sẽ không ngon.
Nếu chọn sản phẩm đông lạnh, cần chú ý hạn sử dụng ghi bên ngoài bao bì, thịt cá bên trong còn tươi, không tiết dịch, mùi hôi.
Cách khử mùi tanh mắt cá ngừ hiệu quả
Pha muối với nước và ngâm mắt cá trong khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, bạn có thể xát cá với muối. Cuối cùng, trước khi chế biến, mắt cá được rửa sạch bằng nước.
Ngâm mắt cá trong nước vo gạo khoảng 15-20 phút là được. Sau đó vớt ra rửa sạch với nước.
Ngoài ra, khi rửa cá nên pha vài thìa rượu hoặc giấm trắng với nước rồi ngâm khoảng 5 phút trước khi rửa.
Để món mắt cá ngừ hầm tiêu xanh luôn ngon thì suốt quá trình ăn bạn phải đảm bảo giữ được độ nóng cho món ăn vì thế bạn nên canh giờ để thực hiện món ăn vừa kịp lúc với giờ ăn của gia đình để đảm bảo món ngon chuẩn vị. Với các hướng dẫn trên đây hy vọng có thể giúp cho bạn có thêm công thức ngon để thể hiện tài nội trợ với gia đình và bạn bè. Hãy thử bắt tay vào thực hiện ngay nhé!
TTO - Quý 2-2022, xuất khẩu thủy sản đạt trên 3,2 tỉ USD, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 2,4 tỉ USD. Như vậy, hết nửa đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt gần 5,8 tỉ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021.
Theo thống kê từ VASEP, ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu cá ngừ, nên trong quý I/2024, các sản phẩm cá ngừ đã xuất được sang hơn 80 thị trường (trong khi năm ngoái là 70 thị trường) với sự tăng trưởng ở hầu hết các nhóm sản phẩm, đặc biệt là nhóm mặt hàng cá ngừ đóng hộp lại tăng mạnh 53%. Nâng tỷ trọng xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, ở mức gần tương đương so với các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh, mang về nguồn kim ngạch hơn 220 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Các thị trường ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của cá ngừ Việt Nam phải kể đến là: Mỹ, Ba Lan, Canada, Bồ Đào Nha…
Sản phẩm cá ngừ đóng hộp ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024. Ảnh: Nguyễn Hưng
Cụ thể, tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này sau khi tăng mạnh trong tháng 1 đã sụt giảm nhẹ 8% trong tháng 2. Tuy nhiên, đến tháng 3, thời điểm mà Hội chợ thủy sản Bắc Mỹ đã diễn ra, tạo thời cơ thuận lợi cho tiêu thụ giao thương thủy sản nên sản phẩm cá ngừ đã có bước chuyển biến tốt, trong khi xuất khẩu các nhóm sản phẩm cá ngừ sang thị trường Mỹ giảm thì sản phẩm cá ngừ đóng hộp tiếp tục tăng trưởng tốt.
Tại khối thị trường EU, hoạt động xuất khẩu cá ngừ Việt Nam có sự đối lập giữa một số thị trường, đó là sự giảm nhẹ tại Đức và Hà Lan nhưng lại tăng trưởng mạnh tại Italy hay Ba Lan so với cùng kỳ. Hiện Ba Lan chiếm gần 2% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 4 của Việt Nam trong khối EU. Hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng 786% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 2 triệu USD. Trong các mặt hàng xuất khẩu, cá ngừ đóng hộp và thịt/loin cá ngừ đông lạnh là 2 nhóm sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường này. Trong đó, cá ngừ đóng hộp là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay, chiếm 91% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Ba Lan.
Với các nước trong khối thị trường tham gia Hiệp định CPTPP, tình hình giao thương của mặt hàng cá ngừ của Việt Nam khá tốt; khi xuất khẩu cá ngừ sang Canada và Chile đang tăng phi mã trong quý I, lần lượt là 146% và 116%. Theo đó, Canada hiện đang nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh và cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam. So với cùng kỳ, xuất khẩu cả 2 nhóm sản phẩm này đều tăng, lần lượt là 150% và 25%.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Việt Nam là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 3 cho Canada trong năm 2023, sau Thái Lan và Italy. Năm qua, nhập khẩu cá ngừ của Canada từ các nguồn cung chính phần lớn đều giảm.
Tại châu Âu, Bồ Đào Nha là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 6 trong khối EU, đạt hơn 220.000 USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023. Mặc dù là con số nhỏ nhưng cũng là sự khởi sắc của sản phẩm cá ngừ Việt Nam sang thị trường này. Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang được hưởng ưu đãi về thuế quan theo thỏa thuận trong Hiệp định EVFTA, nhưng vẫn không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc hay Indonesia, những nước đang không được hưởng ưu đãi. Cũng có rất ít doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam tiếp cận được thị trường Bồ Đào Nha. Trong số các doanh nghiệp, Dragon Waves là doanh nghiệp dẫn đầu về nguồn cung cá ngừ Việt Nam cho thị trường này.
Thực tế tình hình xuất khẩu cá ngừ sang các nước EU khác vẫn sẽ gặp khó khăn vì vấn đề “thẻ vàng” IUU khiến việc làm xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu sang EU bị đình trệ. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp vừa thiếu nguyên liệu trong nước vừa khó cả với nguyên liệu nhập khẩu. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm cách đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cá ngừ trong nước và nhập khẩu minh bạch.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau gần nửa năm sụt giảm liên tục, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong tháng 10 năm 2024. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đóng hộp trong tháng này đạt gần 12 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 10 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt hơn 87 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ.
Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ đóng hộp của Việt Nam, chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này. Trong tháng 10, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung lớn thứ hai cho nước này, chỉ sau Thái Lan. Hiện cá ngừ đóng hộp của Việt Nam chiếm 17% tổng khối lượng nhập khẩu của Mỹ với mức giá trung bình dao động 4.670 USD/tấn.
Các nhà chế biến đồ hộp châu Á, đặc biệt từ Việt Nam và Hàn Quốc, đang tận dụng cơ hội mở rộng thị trường tại Mỹ trong bối cảnh các nhà cung cấp truyền thống như Mexico, Indonesia và Ecuador dần mất thị phần. Riêng Indonesia đã chứng kiến sự sụt giảm nhập khẩu liên tục trong ba năm qua.
Kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh chóng, với triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024 và 2025 được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) điều chỉnh tăng. Tiêu dùng nội địa và doanh số bán lẻ thủy sản tại Mỹ đang gia tăng, dự kiến thúc đẩy nhập khẩu cá ngừ trong thời gian tới.
Việc cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử có thể tạo ra biến động mới trong thương mại quốc tế, bao gồm khả năng áp thuế nhập khẩu cao lên một số quốc gia. Nếu chính sách thuế quan này được thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng thời gian trước khi thuế áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời đối mặt với thách thức về chi phí vận chuyển tăng cao.
Ngoài Mỹ, thị trường Bồ Đào Nha cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đạt hơn 10 triệu USD, tăng tới 380% so với cùng kỳ năm 2023.
Bồ Đào Nha, với vị trí chiến lược tại trung tâm tam giác châu Âu, châu Phi và Mỹ La tinh, không chỉ là điểm đến cuối cùng mà còn là cửa ngõ cho các sản phẩm cá ngừ Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế. Đặc biệt, nhiều đơn hàng cá ngừ hấp đông lạnh từ Việt Nam đã tạm nhập tái xuất qua các cảng Bồ Đào Nha để phân phối sang Tây Ban Nha và các nước khác.
Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang được hưởng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đây là lợi thế lớn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường châu Âu.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đang lấy lại đà tăng trưởng tại nhiều thị trường quan trọng. Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan và linh hoạt thích ứng với những biến động chính sách để thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.