Các Yếu Tố Của Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô
Mô hình PESTEL được xem là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp phân tích và đánh giá các yếu tố của môi trường kinh doanh. Vậy, mô hình PESTEL thực chất là gì? Nó bao gồm các yếu tố nào? Một số ví dụ về mô hình PESTEL trong thực tế? Bài viết sau đây của Base Blog sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp tất cả.
Ý nghĩa của mô hình PESTEL với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, mô hình PESTEL có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình chiến lược và quản trị kinh doanh toàn diện. Cụ thể:
Tần suất thực hiện phân tích PESTEL
Tần suất thực hiện phân tích mô hình PESTEL chủ yếu phụ thuộc vào những thay đổi và biến động của thị trường, ngành hàng và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu có sự xuất hiện của nguy cơ hoặc cơ hội mới, việc phân tích PESTEL cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Tuy vậy, doanh nghiệp cũng cần định kỳ thực hiện phân tích PESTEL để đảm bảo tổ chức luôn sẵn sàng thích ứng với bất kỳ sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Environmental – Yếu tố Môi trường
Yếu tố Môi trường bao gồm các vấn đề về môi trường sống, hệ sinh thái ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ, nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, công ty sẽ phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn, và phải liên tục bảo trì, nâng cấp chúng trong quá trình hoạt động.
Yếu tố Pháp lý không chỉ đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mà còn bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp. Cụ thể là một số quy định:
Ví dụ, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực F&B phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, ví dụ như phải có Giấy chứng nhận được cấp bởi cơ quan chức năng.
Đọc thêm: Mô hình PEST là gì? Lợi ích và ứng dụng trong quản trị kinh doanh
Quy trình 4 bước phân tích mô hình PESTEL
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định 6 yếu tố từ môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến lĩnh vực hoặc hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố này bao gồm: Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Môi trường và Pháp lý.
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành thu thập tất cả các thông tin liên quan đến 6 yếu tố của môi trường vĩ mô. Một số nguồn để thu thập thông tin bao gồm: báo cáo nội bộ, tin tức báo đài, dữ liệu nghiên cứu thị trường, và một số nguồn thông tin trực tuyến khác.
Quan trọng hơn hết, để có được “bức tranh” toàn diện và chính xác về môi trường kinh doanh, việc thu thập và tổng hợp thông tin cần đảm bảo tính khách quan và minh bạch.
Sau khi tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, doanh nghiệp sẽ tiếp tục với bước đánh giá tác động của mỗi yếu tố PESTEL. Cụ thể:
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ biên soạn một báo cáo chi tiết cho quá trình phân tích mô hình PESTEL. Báo cáo có thể được thể hiện dưới dạng biểu đồ với đầy đủ các số liệu và hình ảnh minh họa. Yêu cầu đối với một báo cáo phân tích PESTEL đó là phải cụ thể, chính xác và dễ hiểu.
Dựa trên những thông tin quan trọng nhất của báo cáo, nhà quản trị sẽ đề ra các chiến lược nhằm tận dụng thời cơ hay đối phó thách thức. Các chiến lược này cần được đề xuất một cách cẩn trọng, phù hợp với sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố PESTEL đối với doanh nghiệp.
Đọc thêm: Mô hình kinh doanh là gì? Top 15 mô hình tiềm năng nhất hiện nay
6 thành phần của mô hình PESTEL
Như chúng ta đã biết, mô hình PESTEL được cấu thành bởi 6 yếu tố: Political, Economic, Social, Technological, Environmental, và Legal. Cụ thể:
Political – Yếu tố Chính trị
Yếu tố Chính trị bao hàm những chính sách và quy định của Chính phủ và các tổ chức quốc tế, đó là:
Ví dụ, một công ty phát triển ứng dụng di động cần phải tuân theo các quy định của Chính phủ về dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của người dùng.
Yếu tố Kinh tế đề cập đến tình hình kinh tế tổng quan của một quốc gia hoặc một khu vực. Các yếu tố này bao gồm:
Ví dụ, một công ty sản xuất điện thoại phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt, và tốc độ đào thải nhanh chóng trong phân khúc thị trường.
Yếu tố Xã hội liên quan đến khía cạnh văn hóa, xã hội và truyền thống của một quốc gia. Chúng có ảnh hưởng lớn đến sở thích và thói quen tiêu dùng của khách hàng.
Ví dụ, những năm gần đây, thay vì đến tận cửa hàng để mua các mặt hàng gia dụng, người dân có xu hướng xem review trực tuyến và đặt mua chúng trên các sàn thương mại điện tử nhiều hơn.
Mẹo áp dụng mô hình PESTEL đạt hiệu quả cao nhất
Để sử dụng mô hình PESTEL một cách hiệu quả trong quá trình phân tích môi trường kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
Một số biến thể của mô hình PESTEL
Trong một vài trường hợp, mô hình PESTEL có thể được điều chỉnh hoặc mở rộng phạm vi phân tích. Điều này tùy thuộc vào mục đích phân tích, ngành hàng hoặc lĩnh vực, đặc điểm và quy mô của mỗi doanh nghiệp.
Dưới đây là 4 biến thể phổ biến nhất của mô hình PESTEL.
Mô hình này chú trọng vào việc phân tích các yếu tố đạo đức và xã hội, bao gồm 7 yếu tố:
Mô hình này chú trọng vào việc phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế, đặc biệt là yếu tố nhân khẩu học, bao gồm 8 yếu tố:
Mô hình này chú trọng vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, bao gồm 5 yếu tố:
Technological – Yếu tố Công nghệ
Yếu tố Công nghệ thường đề cập đến những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:
Ví dụ, khi nhiều siêu thị bắt đầu áp dụng các phương thức thanh toán nhanh bằng quẹt thẻ hoặc quét mã, các siêu thị chưa áp dụng có thể bị coi là “lỗi thời”.
Các yếu tố PESTEL trong kinh doanh nhà hàng
Kết quả phân tích sơ bộ các yếu tố PESTEL trong thời điểm hiện tại như sau:
Kết hợp PESTEL với các công cụ phân tích khác
Để có thể phân tích và đánh giá toàn diện về môi trường vĩ mô, doanh nghiệp cần kết hợp mô hình PESTEL với các mô hình phân tích kinh doanh khác, chẳng hạn như mô hình SWOT và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poster.
Bài học rút ra cho nhà hàng
Phân tích PESTEL giúp các nhà hàng hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, từ đó dự báo cơ hội, thách thức và cải thiện chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
Nhanh chóng nắm bắt cơ hội mới: Xu hướng ẩm thực lành mạnh có thể mở ra cơ hội kinh doanh những sản phẩm thuần chay, thu hút thêm khách hàng mới hoặc giữ chân khách hàng cũ tốt hơn. Hoặc đơn giản hơn, nhà hàng có thể cải thiện các món ăn cũ: sử dụng nguyên liệu hữu cơ, chứa ít dầu mỡ và có lợi cho sức khỏe.
Có phương án đối phó thách thức: Trước tình trạng chi phí tăng do giá nhập khẩu nguyên vật liệu tăng, nhà hàng có thể đề xuất phương án tìm nguồn cung ứng khác, hoặc tối ưu các chi phí vận hành khác để “bù” vào. Khi hiểu rằng khả năng chi trả của thực khách thấp hơn, nhà hàng có thể điều chỉnh giá cả thấp hơn theo cho phù hợp .
Cải thiện tình trạng kinh doanh hiện tại: Bằng việc phân tích PESTEL, nhà hàng có thể hiểu rõ hơn về sở thích và kỳ vọng của từng tệp khách hàng, từ đó có hành động phù hợp để đáp ứng tốt hơn. Nếu khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập khá, nhà hàng nên tập trung thu hút họ bằng menu chất lượng cao hơn. Nếu khách hàng mục tiêu có thu nhập ở mức trung bình, giá cả hợp túi tiền sẽ là một tiêu chí quan trọng.
Thích nghi với sự phát triển của công nghệ: Công nghệ đang dần thay đổi hành vi của khách hàng. Để vừa cải thiện được trải nghiệm của thực khách vừa duy trì được năng lực cạnh tranh, ngoài việc phục vụ món ăn tại chỗ, nhà hàng sẽ cần xây dựng một website hoặc ứng dụng gọi đồ ăn. Đồng thời, nhà hàng cũng cần lựa chọn triển khai một nền tảng quản trị toàn diện để số hoá các luồng quy trình, công việc, quản lý con người nội bộ.