Làm việc cùng ngành Xuất khẩu lao động

Người lao động làm việc tại nước ngoài có được hỗ trợ vay vốn không?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định:

Như vậy, Người lao động làm việc tại nước ngoài có được hỗ trợ vay vốn. Cụ thể:

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ vay vốn.

- Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hỗ trợ vay vốn.

Việc đảm bảo các chế độ phúc lợi cho NLĐ là vô cùng quan trọng. Vậy, quy định đóng BHXH, BHYT cho NLĐ đi công tác nước ngoài có gì khác biệt so với NLĐ làm việc trong nước

(1) Người lao động đi nước ngoài có thuộc trường hợp phải đóng BHXH không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động (NLĐ) là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

Theo đó, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là đối tượng được tham gia BHXH bắt buộc.

NLĐ đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 dành cho người tham gia BHXH bắt buộc như sau:

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Như vậy, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài vẫn là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, điều này đồng nghĩa với việc NLĐ đi làm việc ở nước ngoài vẫn phải đóng BHXH, BHYT mỗi tháng như NLĐ làm việc trong nước.

Từ đó có một câu hỏi được đặt ra là mức đóng, thời hạn đóng BHXH, BHYT đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là như thế nào, có khác biệt gì so với người trong nước không?

(2) Người lao động được cử đi làm việc ở nước ngoài thì đóng BHXH, BHYT như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng dành cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

- Đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc: đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

- Đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần: mức đóng bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở.

- Phương thức đóng được thực hiện 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

- NLĐ đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

- Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.

- Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức đóng như trên hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

Việc đóng BHXH, BHYT cho NLĐ đi công tác nước ngoài là vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ trong thời gian công tác. Doanh nghiệp cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và NLĐ cũng cần chủ động tìm hiểu thông tin để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Như vậy, bài viết đã trình bày chi tiết về quy định đóng BHXH, BHYT cho NLĐ được cử đi công tác nước ngoài. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nhận chính sách hỗ trợ gì?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định:

The đó, đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài là:

- Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp

- Thân nhân của người có công với cách mạng

Như vậy, Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nhận những chính sách hỗ trợ bao gồm:

- Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:

+ Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

+ Tiền ăn trong thời gian thực tế học;

+ Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đối với người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.

- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nhận chính sách hỗ trợ gì? (Hình từ Internet)

Mức chi hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định:

Theo đó, Mức chi hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là:

- Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, tối đa 6 triệu đồng tùy thuộc vào từng đối tượng được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

- Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học

- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học

- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa Điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa Điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa Điểm đào tạo từ 10 km trở lên

- Các đối tượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hưởng hỗ trợ chính sách nếu thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở trong thời gian đào tạo và tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu theo mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC