Trong những giai đoạn của cuộc đời, chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách khiến mình muốn từ bỏ hết tất cả. Tuy nhiên, từ bỏ không bao giờ là lựa chọn đúng đắn.

Kiên trì mang đến cơ hội trong lúc khó khăn

Khó khăn là điều chúng ta không biết trước và cũng không thể tránh được trong cuộc sống. Nó giống như một thử thách cho lòng kiên trì nỗ lực của mỗi người. Hãy nhớ, ngay cả khi bạn thấy bế tắc cũng đừng từ bỏ, tiếp tục kiên trì theo đuổi ước mơ của mình, chắc chắn cơ hội sẽ mở ra và chờ đón bạn ở phía trước.

Rèn luyện trở thành một người kiên trì

Điều đầu tiên để rèn luyện sự kiên trì là phải xác định được ước mơ, mục tiêu của bản thân. Mục tiêu là động lực giúp chúng ta mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Nếu chúng ta làm mọi việc theo hướng mình đã vạch ra sẽ khiến chúng ta tự tin hơn để đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

bước giúp bạn có thể nâng cao được sự kiên trì?

Điều đầu tiên cần phải làm chính là phải biết và xác định mình muốn làm gì. Bởi chúng ta không thể đi xa khi không biết mình phải đi đâu. Và ước mơ là “kim chỉ nam” để bạn lên kế hoạch cụ thể từng bước cần phải làm gì. Chúng ta cần phải biết đích đến mới có thể giữ vững quyết tâm và bền bỉ để theo đuổi nó.

Mục tiêu ở đây là những gì bạn muốn đạt được trong một thời gian cụ thể. Việc vạch ra mục tiêu giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn. Và giúp bạn nỗ lực trau dồi, sắp xếp thời gian và nguồn lực để đạt được nó.

Bạn có thể đặt mục tiêu ngắn hạn để từng bước đạt được mục tiêu trong dài hạn. Việc này sẽ giúp bạn không cảm thấy nản chí và mệt mỏi, mà sẽ nỗ lực ngày qua ngày để đạt cái nhỏ trước, sau đó là mục tiêu lớn hơn.

Ví dụ, mục tiêu lớn của bạn là đi du học, bạn sẽ không thể cắm đầu vào học và làm vì sẽ rất nhanh nản. Bạn cần đặt ra mục tiêu nhỏ hơn như đạt được bảng điểm thế nào, cải thiện trình độ tiếng Anh ra sao. Dưới mỗi mục tiêu nhỏ đó lại là các mục tiêu nhỏ khác cho từng môn học, hoặc kỹ năng cụ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm về cách thức đặt mục tiêu tại ĐÂY.

Khi đã xác định được mục tiêu, ta cần có một kế hoạch cụ thể và chi tiết. Bạn có thể tham khảo ở bài viết. Kế hoạch lập ra để chúng ta không bị đi lạc giữa chừng, bạn chỉ có động lực từ mục tiêu mà không có kế hoạch chi tiết thì sẽ rất dễ rơi vào trạng thái tự chiều chuộng bản thân rồi quên đi việc mình đang làm là gì.

Tuy nhiên hãy có sự linh động trong kế hoạch từng thời điểm để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé. Ví dụ như bạn đang cảm thấy tiếng Anh phần nghe – nói còn yếu, nên tập trung cho phần đó nhiều hơn, nhưng khi đã cải thiện rồi bạn nên có sự cân bằng lại giữa các kỹ năng sao cho phù hợp để tăng tốc và đạt được mục tiêu đã đề ra đúng hạn nhé.

Quá trình chinh phục mục tiêu không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Sẽ có lúc bạn cảm thấy nản lòng và muốn từ bỏ. Cũng giống như câu chuyện học tập, đôi khi học một thứ mới bạn cần có khoảng thời gian và không gian để những thứ đó bám rễ và nảy mầm, quá trình này sẽ diễn ra chậm rãi nhưng không phải không có kết quả. Bạn hãy tiếp tục học tập, gắng hết sức mình cũng như hiểu được rằng sự cố gắng của mình sẽ được đền đáp một ngày không xa.

Hãy chấp nhận rằng không phải lúc nào cũng sẽ luôn có người bên cạnh để động viên và cổ vũ bạn. Quan trọng là ở chính bản thân mình. Hãy tự động viên mình vượt qua và không từ bỏ nó. Bạn sẽ ngày càng trở nên kiên trì hơn với mục tiêu của mình.

Việc rèn bản thân vào thói quen và lối sống kỷ luật sẽ giúp ta bám sát theo kế hoạch và định hướng đã vạch ra.

Một người kỷ luật bản thân tốt thường ít khi xao nhãng bởi tác nhân bên ngoài. Họ sẽ không bao giờ đầu hàng hay bỏ cuộc cho dù gặp khó khăn, thử thách. Vậy nên khi sống có kỷ luật, bạn sẽ rèn luyện được tính kiên trì. Vì kỷ luật sẽ “giữ” bạn lại khi có ý định buông bỏ.

Việc rèn kỷ luật này không có phương pháp cụ thể nào cả, bạn càng rèn luyện nhiều thì sẽ tạo thành thói quen cho bản thân, vì cuối cùng thì chỉ có chính bản thân bạn mới có thể tự trợ giúp cho chính bản thân mình mà thôi.

Kiên trì không chỉ là một phẩm chất, đó còn là kỹ năng mà bất cứ ai trong chúng ta cần rèn luyện để có thể tiến gần hơn đến với mục tiêu của mình. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có một định hướng rõ rằng hơn và cảm thấy kiên định hơn với những con đường mà mình đã quyết tâm lựa chọn.

Giới sành cà phê trên thế giới say mê vị chua thanh của Arabica – loại hạt mà 10 năm trước Founder Là Việt Coffee Trần Nhật Quang quyết định “ngược chiều thị trường” để theo đuổi.

Khi xuất hiện thông tin về những cửa hàng sẽ có mặt tại LOTTE Mall Tây Hồ Hà Nội – trung tâm thương mại lớn bậc nhất thủ đô, quy tụ tới 233 thương hiệu, Là Việt Coffee là một trong những cái tên hiện diện bên cạnh %Arabica – chuỗi cà phê nổi tiếng đến từ Nhật Bản và Café Giảng – đại diện tiêu biểu cho những quán lâu đời tại Hà Nội.

Người Việt vốn dĩ đam mê những ly cà phê thơm nồng, đắng đậm, hương vị mạnh mẽ và táo bạo được pha từ hạt Robusta (cà phê vối) – loại hạt chiếm tới hơn 90% diện tích trồng cà phê tại Việt Nam, đồng thời là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2022, Việt Nam xuất đi toàn cầu 1,78 triệu tấn cà phê, đem về hơn 4,06 tỷ USD, trong đó 3/4 giá trị xuất khẩu là cà phê Robusta.

Tuy nhiên, cách đây 10 năm, Trần Nhật Quang – Founder Là Việt Coffee đã lựa chọn một cách làm cà phê khác, với một loại hạt khác là Arabica (cà phê chè).

Năm học 2023-2024, TP HCM có hơn 1,7 triệu học sinh (HS) từ mầm non đến THPT. Trừ lớp 1 tựu trường ngày 21-8, tất cả bậc học còn lại tựu trường vào ngày 28-8.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, năm học 2023-2024, thành phố vẫn tiếp tục bảo đảm 100% HS trên địa bàn có đủ chỗ học. Việc tuyển dụng giáo viên đã chuẩn bị hoàn tất. Đến ngày 5-9, TP HCM dự kiến đưa vào sử dụng 441 phòng học mới từ 27 dự án, trong đó số phòng học tăng thêm là 282.

Sở GD-ĐT TP HCM cho biết năm học 2023-2024, bậc THPT tăng 21.181 HS, mầm non tăng 7.932 em, riêng bậc THCS tăng 42.000 HS so với năm học trước. Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM Nguyễn Văn Hiếu cho rằng năm học này, số HS lớp 6 tăng 42.000 em so với năm ngoái khiến khả năng tiếp nhận của các trường THCS trở nên quá tải.

Trước tình trạng này, ông Nguyễn Văn Hiếu đề nghị các phòng GD-ĐT quận, huyện và TP Thủ Đức chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nhất là xây dựng trường lớp. Trưởng phòng GD-ĐT phải thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo quận, huyện dành đất quy hoạch cho giáo dục. "Nếu không có kế hoạch, không khéo vài năm nữa chúng ta sẽ "vỡ trận" trong tuyển sinh đầu cấp. Bình quân một năm, TP HCM tăng 10.000 - 15.000 HS ở các độ tuổi, riêng năm nay lớp 6 tăng đột biến" - ông Hiếu băn khoăn.

Theo ông Hiếu, Nghị quyết của Thành ủy TP HCM đã yêu cầu đến năm 2020, 100% cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Nhiều trường THPT đang xuống cấp, chưa được sửa chữa kịp thời vì nhiều lý do như kinh phí, kế hoạch khó khăn.

Ông Hiếu nhấn mạnh đến việc các cơ sở giáo dục phải thường xuyên rà soát, bảo đảm an toàn trường học, nhất là trường mầm non và tiểu học. Theo ông, để chuẩn bị cho năm học mới, các trường phải có kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học cơ bản, khó khăn chỗ nào thì đề xuất để hỗ trợ.

Để chuẩn bị cho năm học sắp tới, số phòng học mới lần lượt ở các cấp tại TP HCM gồm: mầm non 68 phòng, tăng 68 phòng; tiểu học 197 phòng, tăng 117 phòng; THCS 88 phòng, tăng 39 phòng. Từ ngày 5-9 đến hết năm 2023, dự kiến TP HCM sẽ đưa vào sử dụng 231 phòng học mới từ 21 dự án.

Học sinh TP HCM chuẩn bị sách giáo khoa cho năm học mới. Ảnh: TẤN THẠNH

Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM cho biết hiện nay, dư luận rất quan tâm đến việc dạy và học môn tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. TP HCM đã có sự đón đầu và chuẩn bị cho các môn học này một cách bài bản.

Theo đó, các phòng chuyên môn của Sở GD-ĐT đã bàn với các khoa của Trường ĐH Sài Gòn về vấn đề tập huấn đội ngũ dạy môn tích hợp từ rất sớm. Năm 2019, TP HCM đã xác định nội dung các môn tích hợp và năm 2020 bắt đầu bồi dưỡng thầy cô dạy môn khoa học tự nhiên, lịch sử, địa lý.

Thực tế, việc bồi dưỡng giáo viên diễn ra trong thời gian ngắn nên năm đầu tiên triển khai dạy và học môn tích hợp, nhiều thầy cô cảm thấy chưa tự tin. Phòng Giáo dục trung học đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để lắng nghe thầy cô gặp khó khăn ở đâu nhằm tháo gỡ.

"TP HCM kiên trì, quyết tâm dạy - học tích hợp, thực hiện đúng chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD-ĐT và theo đúng tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội" - ông Hiếu khẳng định.

Đến nay, nhiều hiệu trưởng cho biết sau một thời gian trải nghiệm, giáo viên đã tự tin dạy các môn tích hợp. Các trường cũng khẳng định tiếp tục phân công giáo viên phụ trách dạy môn khoa học tự nhiên.

"Tôi yêu cầu Phòng Giáo dục trung học tiếp tục cùng với mạng lưới bộ môn ở các quận, huyện tổ chức những chuyên đề, chủ đề thiên về góc độ kiến thức của các môn tích hợp. Không nhất thiết một giáo viên phải dạy hết các chuyên đề, chủ đề trong năm. Việc phân công cần hết sức linh hoạt; hiệu phó, hiệu trưởng các trường phải giao quyền chủ động cho tổ chuyên môn" - ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh trường công

Theo Sở GD-ĐT TP HCM, từ năm học 2023-2024, mức thu học phí thực hiện trên địa bàn thành phố có chênh lệch so với năm học trước, không được tiếp tục hỗ trợ phần chênh lệch do Nghị quyết 17 năm 2022 của HĐND thành phố đã hết hiệu lực.

Nhằm bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và thực hiện đúng khung học phí theo Nghị định 81 của Chính phủ, Sở GD-ĐT đề xuất UBND TP HCM thống nhất chủ trương trình HĐND thành phố cho tiếp tục thực hiện Nghị quyết 17 - hỗ trợ phần chênh lệch do điều chỉnh mức học phí. Tuy nhiên, đề xuất này không áp dụng cho đối tượng là HS ngoài công lập.

Sau khi có ý kiến chấp thuận chủ trương của UBND TP HCM, Sở GD-ĐT sẽ tiến hành các bước xây dựng nghị quyết để tham mưu cho UBND trình HĐND thành phố trong kỳ họp tháng 9-2023.

Động lực học tiếng Anh là để đồng hành cùng các cháu

Bà Nguyễn Thị Thúy (61 tuổi) hiện đang sinh sống cùng gia đình tại quận Ba Đình, Hà Nội.

Mỗi ngày, bà Thúy đều đặn đăng tải các video lên Tiktok để ghi lại quá trình học tiếng Anh của mình. Hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi, chậm rãi phát âm và học thuộc từng từ tiếng Anh khiến nhiều bạn trẻ thích thú và ngưỡng mộ.

Có những video của bà Thúy thu hút tới hàng trăm nghìn lượt xem và rất nhiều bình luận. Đa phần các bình luận đều bày tỏ sự thán phục trước tinh thần học tập bất kể tuổi tác của bà.

"Ban đầu tôi mua một khóa học cho cháu ngoại học. Sau khi học cùng cháu vài buổi, tôi thấy rằng học tiếng Anh cũng không quá khó và đã học được tận 100 từ trong 3 ngày đầu.

Động lực học tiếng Anh của tôi là để đồng hành cùng các cháu, có thêm kiến thức để kèm cặp cháu mình. Sau một thời gian học tiếng Anh, tôi và các cháu đã trao đổi được các câu đơn giản như "What is this?" (Đây là cái gì?), "What color is this?" (Đây là màu gì?)… và một số mẫu câu cơ bản khác", bà chia sẻ.

Người phụ nữ 60 tuổi thực hành giao tiếp tiếng Anh cùng các cháu (Video: NVCC).

Vì là người lớn tuổi nên bà Thúy cũng gặp không ít khó khăn trong học tập cũng như quay dựng video. Bà tâm sự, mỗi khi học đều cần dùng đến kính lão để nhìn rõ chữ, trí nhớ không còn nhanh nhạy như các bạn trẻ để có thể tiếp thu kiến thức.

Việc sử dụng các thiết bị điện tử cũng là một khó khăn, bởi bà không hề biết cắt ghép, chỉnh sửa video.

Tuy nhiên, chính bởi việc không biết cắt ghép hay chỉnh sửa nên những video của bà đều chân thật.

Bà Thúy kể: "Cháu tôi hỏi sao không chỉnh sửa video để khỏi phải quay nhiều lần, thật sự thì những công nghệ đó tôi không biết. Tôi không biết chỉnh sửa video và cũng không muốn làm vậy. Tôi cứ học và quay một lần từ đầu đến cuối, đến khi nào thuộc làu, không vấp váp thì mới đăng".

Đã không ít lần bà Thúy gặp phải những thắc mắc, chê cười từ bạn bè.

"Có người hỏi tôi "Già rồi thì học làm gì nữa?", "Học tiếng Anh để lấy ông Tây à?". Những lúc như vậy, tôi nói với họ rằng học là để đồng hành cùng cháu, để biết thêm ngôn ngữ mới, đồng thời giúp tăng cường trí nhớ và trở nên minh mẫn hơn", bà nói.

"Tôi thấy mình như đang gieo những hạt thiện lành cho các bạn trẻ"

Bà Thúy rất bất ngờ khi video của mình lên xu hướng trên Tiktok và thu hút nhiều người quan tâm. Sau khi học tiếng Anh, cuộc sống của bà thêm niềm vui và ý nghĩa.

Lịch trình học tiếng Anh của bà bắt đầu vào 4 giờ sáng mỗi ngày. Buổi sáng sẽ là lúc học bài mới, còn buổi tối là thời gian ôn tập kiến thức. Tinh thần học tập bất kể tuổi tác này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Bà Thúy không giấu nổi niềm vui khi đọc những bình luận động viên: "Tôi vui lắm, nhất là khi đọc bình luận của các bạn trẻ. Tôi cảm giác như mình đang gieo các hạt thiện lành để giúp đỡ người trẻ, truyền cảm hứng học tập cho các bạn ấy.

Có những bình luận như: "Con đang định đi ngủ nhưng nhìn thấy video của bác lại bật dậy ngồi học", thế là tôi lại càng vui. Có bạn khen tôi phát âm chuẩn, cũng có bạn chúc tôi nhiều sức khỏe... Nhận được nhiều yêu quý như vậy nên tôi có thêm nhiều động lực để học tiếng Anh".

Không chỉ lan tỏa tinh thần học tập đến các bạn trẻ, bà Thúy đã và đang động viên những người lớn tuổi cùng học tiếng Anh. Sau khi được giới thiệu, em gái và một số người bạn của bà cũng đã bắt đầu học ngôn ngữ này.

Bên cạnh những niềm vui ấy, tiếng Anh cũng giúp bà có cơ hội được trò chuyện với nhiều người hơn. Trong một lần đưa bạn tham quan thủ đô, bà Thúy đã có dịp "trổ tài" nói tiếng Anh để giao tiếp với bạn bè quốc tế.

"Hôm ấy, tôi đưa bạn tham quan các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội. Chúng tôi gặp một đoàn khách người Hàn Quốc và giới thiệu cho họ về chùa Một Cột. Dù tôi nói còn chưa thạo, chưa biết nhiều từ nhưng vẫn nghe hiểu và trao đổi được một ít với họ - điều này khiến tôi rất phấn khởi.

Tôi thấy rằng, học ngoại ngữ thì cần mạnh dạn thực hành, nếu cứ sợ thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được".

Bà Nguyễn Thị Thúy (góc trên cùng bên trái) tham gia lớp học tiếng Anh trực tuyến (Ảnh: NVCC).

Bà Thúy nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng Anh trong đời sống: "Tiếng Anh bây giờ không phải ngoại ngữ mà là ngôn ngữ phổ thông mà ai cũng cần biết.

Càng giỏi tiếng Anh thì càng được mở rộng tầm nhìn, giao lưu với nhiều người trên thế giới, giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn. Ngay như các đồ vật thông dụng cũng cần biết tiếng Anh để sử dụng, chẳng hạn như điều hòa, điều khiển, bàn phím…

Chúng tôi là người già, học được tiếng Anh thì tốt nhưng với người trẻ thì đặc biệt quan trọng. Các bạn còn nhiều thời gian, cần học để nâng tầm hiểu biết và mở rộng cơ hội cho chính mình".