Nữ Sinh Trung Học
Nữ sinh Trung học - Azumanga Daioh (tiếng Nhật: あずまんが大王, Hepburn: Azumanga Daiō?, nghĩa là "Đại vương Azumanga") là một loạt manga yonkoma hài do tác giả Azuma Kiyohiko viết và vẽ minh họa; bộ truyện đã được đăng từng số trên tạp chí Dengeki Daioh của MediaWorks từ năm tháng 2 năm 1999 đến năm 2002. Ba chương mới thêm được xuất bản trong Monthly Shōnen Sunday của Shogakukan vào tháng 5 năm 2009 để kỷ niệm 10 năm ra mắt của manga. Manga phiên bản tiếng Anh được phát hành lần đầu cho ADV Manga, và phát hành lại sau đó cho Yen Press. Tại Việt Nam, TVM Comics đã được cấp phép bản quyền phát hành manga dưới từ đề tiếng Việt chính thức là "Nữ sinh Trung học",[2] và phiên bản anime từng được Công ty Cổ phần Truyền thông Trí Việt (TVM Corp.) mua bản quyền phát sóng trên HTV3 lần đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 2008.
Học chương trình tiếng Anh ở một nước không nói tiếng Anh: Lợi cả đôi đường
Trước khi qua Thái Lan du học cấp 3, Nhi chưa từng có ý định du học Trung Quốc. Tuy nhiên, do trường bên Thái là trường quốc tế Singapore nên cũng có kha khá các bạn học và thầy cô người Trung hoặc gốc Trung. Sau khi tiếp xúc một thời gian, Nhi cảm thấy người Trung Quốc rất thân thiện, nhiệt tình và dễ gần.
Bên cạnh đó, trong chương trình học của Nhi cũng có môn tiếng Trung bắt buộc. Nữ sinh cảm thấy văn hóa và đời sống của người Trung rất thú vị và càng trùng hợp hơn nữa, ngành em thích lại là truyền thông, thường đi đôi với văn hoá. Vì vậy, Nhi nhận ra Trung Quốc là một lựa chọn tốt.
Một trong những tiếc nuối của Bảo Nhi là biết đến CUHKSZ khá trễ nên apply kỳ cuối cùng của năm trước khiến mức học bổng em nhận được không như mong đợi. Trường có 3 đợt apply và càng về sau thì số lượng học bổng càng ít đi, phần trăm học bổng cũng sẽ càng giảm. Sau đó, Nhi có thảo luận với gia đình muốn được apply lại vào đợt đầu của năm học sau để có khả năng đạt học bổng cao hơn nhưng ba mẹ lại không muốn Nhi "gap year" vì sợ em nản chí.
Nói về việc lựa chọn Trung Quốc để học chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, Nhi cho rằng: "Thật ra trước đó em cũng không biết là có một trường (ngoài NYU Shanghai) có dạy tất cả các chương trình hoàn toàn 100% bằng tiếng Anh. Em khá thích nền văn hóa của các nước Châu Á và điều này cũng liên quan mật thiết đến ngành của em. Hơn nữa, Marketing cũng là một ngành liên quan đến thị trường của từng quốc gia và châu lục. Vì em có định hướng làm việc tại châu Á nên em nghĩ nếu được học ngành này tại một nước tại Châu Á thì sẽ tốt hơn cho tương lai sau này".
Việc học chương trình tiếng Anh ở một nước không nói tiếng Anh theo Nhi thú vị ở chỗ em sẽ được học thêm một ngôn ngữ khác. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt và học phí ở Shenzhen là khá hợp lý cho một chương trình dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh so với cùng một chương trình tại các nước nói tiếng Anh khác. CUHKSZ có nguồn gốc từ CUHK tại Hongkong và tiếng Anh ở Hongkong cũng là một trong những ngôn ngữ chính trong giảng dạy và sinh hoạt tại quốc gia này.
"Lúc đầu thì ba mẹ em cũng không ủng hộ việc đi du học Trung Quốc vì nghĩ rằng đất nước này khá gần Việt Nam và cũng không có gì quá mới mẻ để trải nghiệm. Hơn nữa, ba mẹ thích cho em đi đến một nước nói tiếng Anh hoặc Hàn Quốc vì phù hợp với ngành của em. Tuy nhiên, em đã tự nghiên cứu về ngành và trường, sau đó thuyết phục ba mẹ và cuối cùng em đã thành công", Nhi chia sẻ.
"Hưởng thụ" quá trình apply hơn là bắt ép bản thân
Tự đánh giá bản thân khá thích tham gia các hoạt động ngoại khóa nên Nhi đã "thủ" sẵn cho bản thân một "list" các hoạt động liên quan đến những chuyên ngành mà em thích và muốn apply là Marketing và Truyền thông.
Khi ở Việt Nam và khi ở Thái, Nhi đều có cơ hội tham gia vào các hoạt động truyền thông của một số công ty.
Để tốt nghiệp, các bạn học sinh tại trường phải có chứng nhận ít nhất 1 kỳ thực tập tại một công ty bất kỳ. Nhi cho rằng đây cũng là thế mạnh trong bộ hồ sơ của mình vì cũng ít các bạn có kinh nghiệm thực tập từ năm cấp 3. Ngoài ra, trong trường Nhi cũng có tham gia các hoạt động như giành giải Nhất tập thể lớp video ngắn về Tết Dương Lịch, International Day, hay tham gia nhảy cho lễ hội cuối năm của trường (End Of Year Festival). Bên cạnh đó thì em cũng có tham gia các cuộc thi nhỏ như giải case study và đạt giải nhất team trong cuộc thi "Road To Business" do "The Bizillion" tổ chức.
Một tips nhỏ cho các bạn muốn săn học bổng du học Trung Quốc là các bạn có thể tham gia các trại Đông hay trại Hè của các trường Đại học hằng năm để bổ sung vào hồ sơ. Đây sẽ là một điểm cộng rất lớn.
CUHKSZ là một trong những trường trả kết quả rất rất sớm. Nhi nộp đơn vào khoảng ngày 23 tháng 5 nhưng 3 ngày sau đó đã có kết quả đậu vòng đơn và vào vòng thi Toán. Hồ sơ học bổng của Nhi gồm những phần cơ bản như thông tin cá nhân, các động ngoại khóa, những câu ngắn (100 chữ) về bản thân và lý do chọn ngành học và trường. Ngoài ra thì còn một bài luận dài khoảng 200 đến 300 chữ viết về chủ đề: Trách nhiệm của phụ huynh (gia đình) và giáo viên (nhà trường) trong vấn đề kỷ luật ở các bạn học sinh.
"Thật ra em cũng không dành quá nhiều thời gian để viết hồ sơ nhưng phần khó khăn nhất trong quá trình làm hồ sơ em nghĩ là phần viết luận. Ở phần này, em vừa phải trình bày quan điểm cá nhân vừa phải nêu ra các ví dụ thực tế để chứng minh và phải viết một cách khách quan nhất bằng cách đưa ra nhiều góc nhìn.
Ngoài bài luận ra, vòng tiếp theo là thi Toán bằng tiếng Anh. Em không nghĩ bản thân đã làm quá tốt vì khi học cấp 3 ở Thái em học chương trình Toán ứng dụng (Application and Interpretation) nhưng đề Toán của CUHKSZ lại là Toán học thuật (Analysis) nên về kiến thức cũng có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, ngành em apply là Marketing nên không cần điểm Toán quá cao. Ngoài ra, trước khi khai giảng năm học mới, trường cũng sẽ offer cho các sinh viên quốc tế khóa học Toán (Math Pre Sessional Course) để kiến thức tương đồng với các bạn học sinh nội địa.
Vòng cuối cùng là vòng phỏng vấn và cũng là vòng khó nhất trong quá trình apply. Em được các giáo sư dạy trong khoa và ngành phỏng vấn. Có khoảng 2-3 giáo sư phỏng vấn 1-1 em lúc đó bằng tiếng Anh", Nhi chia sẻ.
Nhi cho rằng, sự tự tin và chuẩn bị kỹ càng cũng là một yếu tố quan trọng để em không bị quá "khớp" trong quá trình phỏng vấn. Với Nhi, em có tâm lý "hưởng thụ" quá trình apply hơn là bắt ép bản thân. Em cảm thấy cứ việc cho các thầy cô, giáo sư biết mình là ai, điểm mạnh của mình là gì, điểm yếu của mình là gì và vì sao mình lại phù hợp với ngành học và trường Đại học đó thay vì cố gượng ép mình vào những khuôn khổ của những bạn "học bá" chính hiệu.
Theo em, để một trường Đại học chọn một bạn trở thành sinh viên của trường, yếu tố quan trọng nhất chính là sự "phù hợp" nhưng tất nhiên bạn cũng phải vượt qua những tiêu chuẩn nhất định về thành tích học tập mà trường đặt ra.
Trong thời gian học tập, Nhi chủ yếu là học online. Tuy nhiên, các giáo sư, thầy cô trong văn phòng và bạn bè cũng hết lòng hỗ trợ em. Ngoài ra, Nhi cũng thấy trường khá "tâm lý" khi cho các bạn cơ hội để học lại môn mà không phải đóng thêm phụ phí. Đầu mỗi kỳ trường sẽ có khoảng 2 tuần để các bạn học thử, sau 2 tuần nếu cảm thấy không hợp có thể "drop" và "add" môn một cách thoải mái trong vòng 1-2 tuần. Hơn nữa, sinh viên cũng có thể chọn giáo sư mà mình cảm thấy hợp cho mỗi môn. Trường không gò bó sinh viên vào những khuôn khổ nhất định nên tạo cho Nhi một tình thần thoải mái khi tiếp nhận kiến thức.
"Bạn bè của em đến từ khá nhiều quốc gia vì trường em có tỷ lệ sinh viên quốc tế khá cao. Em có bạn từ các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Na-Uy, Indonesia, Mông Cổ. Một môi trường như vậy khá thú vị vì mọi người rất tôn trọng và muốn học hỏi các nền văn hóa của các nước khác nhau. Các bạn siêu thân thiện và rất hay giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong những hoạt động của trường.
Trung Quốc là một nước phát triển, đặc biệt là những vùng trọng điểm như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu. Vì vậy, em cảm thấy việc nỗ lực để thi đậu vào một trường Đại học tại Trung Quốc là rất xứng đáng", nữ sinh này chia sẻ.
Nếu muốn du học Trung Quốc, Nhi khuyên rằng các bạn nên chú trọng ngành học và sự yêu thích của mình đối với ngành học đó. Ngoài ra, các bạn cũng có thể xem mình thích thành phố nào và bản thân có phù hợp với khí hậu và lối sống của người dân nơi đó không.
Cá nhân Nhi cảm thấy CUHKSZ là một ngôi trường tuyệt vời với em vì đáp ứng hầu hết nguyện vọng em đặt ra về một trường đại học trong mơ.
"Có thể đối với em, CUHKSZ không phải là một lựa chọn tốt nhất, nhưng em tin rằng CUHKSZ là một sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân em. Do hiện tại trường chỉ có mỗi mình em là du học sinh Việt Nam nên em sẽ rất vui nếu khóa sau em sẽ được gặp các bạn khác đến từ Việt Nam. Vì vậy, bạn nào có ý định muốn apply thì cứ mạnh dạn, CUHKSZ luôn mở cửa chờ đón", Nhi nói.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.