Theo số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2019 đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu là 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu là 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2018.

Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover)

Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tiếng Anh là Export-import turnover.

Kim ngạch xuất khẩu (Export turnover) là tổng giá trị xuất khẩu của các (hoặc một) hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định thường là quý hoặc năm, sau đó qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định

Kim ngạch nhập khẩu (Import turnover) là tổng giá trị nhập khẩu của các (hoặc một) hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.

Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover) là tổng kim ngạch nhập khẩu cộng tổng kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 244,72 tỉ USD, tăng 13,8% so với năm 2017. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 69,2 tỉ  USD, tăng 15,9%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 175,52 tỉ USD, tăng 12,9%, chiếm 71,7% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2017).

Năm 2018 là năm thành công với chỉ tiêu xuất khẩu và cán cân thương mại khi tăng trưởng xuất khẩu đạt tốt với 13,8%, cao hơn chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Qui mô xuất khẩu tăng mạnh, hiện nay cả nước có khoảng 26 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD, 8 mặt hàng đạt trên 5 tỉ USD và 5 mặt hàng trên 10 tỉ  USD.

Khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước tiếp tục có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tốt, đạt 69,2 tỉ USD, tăng 15,9% so với cùng kì. Nếu các năm trước, tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước thường xuyên đạt thấp hơn khối FDI thì năm 2018 đã "đảo chiều", đạt cao hơn khối FDI.

Cùng với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt tốt, cán cân thương mại năm 2018 đã duy trì thặng dư, ước đạt 7,2 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Việc kiểm soát tốt cán cân thương mại giúp tăng nguồn cung ngoại tệ, ổn định thị trường ngoại hối, ổn định cán cân thương mại thanh toán quốc tế.

Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu 2019

Năm 2019, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tập trung các giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa như phát triển sản xuất và tạo nguồn hàng chất lượng để đảm bảo qui mô xuất khẩu; phát triển và mở cửa thị trường; tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu và liên kết chuỗi sản xuất, chế biến.

Đặc biệt, tập trung nâng cao hiệu quả kết nối, phối hợp đồng bộ với các đơn vị giải quyết vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như chống trợ cấp, chống bán phá giá... Thay đổi căn bản trong xúc tiến thương mại, đi sâu vào các mặt hàng chủ lực trong từng giai đoạn chứ không làm dàn trải như hiện nay để đưa sản phẩm Việt Nam đến ngày càng nhiều thị trường trên thế giới.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Tài chính)

Kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 4 giảm 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 5.200 ty Yên (khoảng 48 tỷ USD) do lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm mạnh. Đây là tháng thứ 17 sụt giảm liên tiếp với tốc độ nhanh nhất so với mức giảm 23,2% kể từ tháng 10/2009 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm 50,6%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2011, thời điểm thảm họa động đất và sóng thần xảy ra tại Đông Bắc Nhật Bản, khiến kim ngạch xuất khẩu ô tô nước này giảm tới 67,1%. Bên cạnh đó, xuất khẩu các phụ tùng ô tô của nước này cũng giảm 39,2% trong tháng 4/2020.

Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 4 giảm 7,2%, xuống 6.130 tỷ Yên, đánh dấu tháng thứ 12 liên tiếp kim ngạch nhập khẩu của nước này đều giảm do nhu cầu dầu mỏ và than đá giảm mạnh.

Kết quả này đã khiến Nhật Bản bị thâm hụt thương mại hàng hóa là 930,4 tỷ Yên trong tháng 4/2020. Đây là  mức thâm hụt đầu tiên trong vòng 3 tháng qua tại Nhật Bản.

“Tất nhiên, chúng tôi không cho rằng đại dịch COVID-19 sắp kết thúc, nhưng những tác động tiêu cực mà đại dịch gây ra sẽ còn tiếp tục diễn ra trong tháng 5”, một quan chức thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản cho hay.

Xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường Mỹ, quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 đã giảm 37,8% xuống còn 879,8 tỷ Yên do các mặt hàng ô tô, động cơ máy bay đều giảm mạnh trong bối cảnh lệnh phong tỏa được áp dụng tại nhiều thành phố của Mỹ nhằm ngăn chặn đà lây lan của đại dịch COVID-19, buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoạt động.

Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào Nhật Bản lại tăng 1,6% trong tháng 4, lên 698,63 tỷ Yên chủ yếu do nhập khẩu máy bay, thịt và dược phẩm tăng. Điều này khiến Nhật Bản bị thâm hụt thương mại 181,17 tỷ Yên với Mỹ.

Tại thị trường Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và cũng là nơi khởi phát đại dịch COVID-19, xuất khẩu của Nhật Bản sang nước này cũng giảm 4,1%, xuống còn 1.180 tỷ Yên, đánh dấu mức giảm tháng thứ 4 liên tiếp do nhu cầu về nguyên liệu sản xuất dược phẩm và phụ tùng ô tô giảm mạnh.

Trái lại, lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Nhật Bản lại tăng 11,7% lên 1.730 tỷ Yên do sản lượng hàng dệt may, máy tính cá nhân và điện thoại thông minh tăng, khiến nước này bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 552,6 tỷ USD.

Đối với thị trường châu Á, thị trường chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của thị trường Nhật Bản giảm 11,4%. Tuy nhiên, nhập khẩu lại tăng 2,2%. Thâm hụt cán cân thương mại của Nhật Bản với châu Á là 27,04 tỷ Yen.

Với Liên minh châu Âu (EU), mức thâm hụt thương mại của Nhật Bản với thị trường này là 191,18 tỷ Yên do xuất khẩu giảm 28%, xuống còn 483,51 tỷ Yên và nhập khẩu cũng giảm 6,8% xuống còn 674,68 tỷ Yên.

Trước đó, theo số liệu được chính phủ Nhật Bản công bố ngày 18/5, nền kinh tế Nhật Bản đã chính thức rơi vào suy thoái trong quý I/2020 sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã giảm 3,4% trong quý I/2020. Theo số liệu thống kê, GDP của Nhật Bản cũng đã giảm 7,3% trong quý IV/2019 do hoạt động tiêu dùng và đầu tư bị ảnh hưởng bởi Chính phủ Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% từ 1/10/2019.

Như vậy, cùng với việc Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý IV/2019, nền kinh tế Nhật Bản đã chính thức rơi vào tình trạng suy thoái sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp. Đây là lần đầu tiên kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kể từ năm 2015.

Các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ giảm với tốc độ trung bình vào khoảng 20% hoặc nhiều hơn trong quý II/2020. Để giảm thiểu tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành gói kích thích kinh tế lớn kỷ lục trị giá 108.000 tỷ Yên (989 tỷ USD), tương đương 20% tổng GDP nước này nhằm hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp vượt qua khó khăn./.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2022, xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Campuchia đạt gần 4,94 tỷ USD, tăng 25,6%, tương đương kim ngạch tăng thêm 1 tỷ USD. Các nhóm hàng XK sang Campuchia có kim ngạch lớn đạt từ 100 triệu USD trở lên như sắt thép, dệt may, xăng dầu, phân bón, giấy và sản phẩm từ giấy…

Đáng chú ý, dù mới hết tháng 10 nhưng kim ngạch XK của Việt Nam sang Campuchia lớn hơn kết quả của cả năm 2021 (năm ngoái đạt 4,83 tỷ USD). Chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia trong 10 tháng qua đạt 4,13 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 2 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất là cao su và hạt điều với kim ngạch hơn 1 tỷ USD/nhóm hàng. Tuy nhiên, trong khi kim ngạch nhập khẩu cao su đạt 1,28 tỷ USD, tăng 16,4%, thì ngược lại nhóm hàng hạt điều giảm mạnh từ 1,85 tỷ USD của 10 tháng đầu năm ngoái xuống còn 1,08 tỷ USD. Với quy mô kim ngạch hiện nay, nhiều khả năng năm 2022, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Campuchia lần đầu cán mốc 10 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam và Campuchia có sự bổ sung lẫn nhau. Campuchia có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng sắt thép, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, đồ nhựa, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, phân bón... Ngược lại, Việt Nam cũng có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng là thế mạnh của Campuchia như hàng nông sản (cao su, hạt điều, sắn, ngô…) để phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước và XK.

Để đẩy mạnh XK sang Campuchia trong thời gian tới, đại diện Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và tận dụng tối đa các ưu đãi cắt giảm thuế quan trong các Hiệp định/Thỏa thuận mà Việt Nam và Campuchia đã ký kết trong khuôn khổ đa phương và song phương. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các mặt hàng XK, nhập khẩu từ mỗi nước; nâng cao hàm lượng chế biến trong các sản phẩm XK, nhập khẩu giữa hai nước; đầu tư thích đáng vào xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa tại thị trường mỗi nước; thiết lập kênh phân phối hàng hóa tại thị trường để đảm bảo sự chủ động và khả năng điều chỉnh trong những lúc thị trường gặp khó khăn.