Châu Âu Cấm Nhập Dầu Nga Hungary Được Miễn Thị Thực
Việc châu Âu mạnh dạn từ bỏ nguồn năng lượng hóa thạch từ Nga gây ra hoài nghi. Đặc biệt, châu lục này nhẹ nhàng vượt qua khủng hoảng năng lượng mùa đông 2023 càng củng cố thêm quan điểm rằng cấm vận dầu Nga chỉ là cách gọi khác của một chiến lược ép giá được tính toán kỹ lưỡng.
Chính sách visa tiếp tục thông thoáng
Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng trong những tháng cuối năm 2023. Song con số này so với thời điểm trước dịch thì vẫn còn khiêm tốn.
Mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất điều chỉnh mục tiêu tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2023 từ 12 - 13 triệu lượt. Điều chỉnh này tăng so với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trước đó. Khách du lịch nội địa đạt 102 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỉ đồng.
Đến năm 2025, ngành du lịch phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch, khi đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa. Và đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu đón 50 triệu lượt khách quốc tế, 160 triệu lượt khách nội địa,
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững" diễn ra giữa tháng 11-2023, các chuyên gia cho rằng Việt Nam vẫn cần tiếp tục tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế trong quản lý xuất nhập cảnh, thị thực điện tử, thời hạn của thị thực miễn đơn phương...
Thực tế hiện nay dù lượng khách quốc tế thống kê tăng, nhiều điểm du lịch trên cả nước vẫn ế khách. Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng chưa đạt được công suất phòng như kỳ vọng dù đã vào mùa cao điểm.
DẦU DIESEL CÓ “Ế” VÌ CHÂU ÂU NGỪNG NHẬP?
Trước khi lệnh cấm chính thức có hiệu lực, một số nhà phân tích cảnh báo có thể xảy ra “những xáo trộn lớn trên thị trường” và lệnh cấm vận mới của EU là phức tạp hơn và sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn so với những biện pháp đã áp dụng trước đó. Tuy nhiên, không phải vị chuyên gia nào cũng đồng tình với quan điểm này.
Trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, Trưởng phân tích thị trường dầu thô của Công ty tư vấn Kpler, ông Viktor Katona, nói: “Đã có những ý kiến cho rằng lệnh cấm mới sẽ gây ra một sự gián đoạn lớn. Nhưng thực sự, tôi không nghĩ rằng đây là một sự kiện mang tính bước ngoặt. Cơ sở cho niềm tin này là khả năng sáng tạo của con người, và cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ để có một giải pháp mới, một chuỗi cung ứng mới, một con đường mới. Rồi câu chuyện cũng sẽ tương tự như câu chuyện trần giá dầu áp từ tháng 12 năm ngoái. Trước đó, người ta đã lo sợ nhiều thứ, nhưng cuối cùng, những nỗi sợ đó nhìn chung không trở thành sự thật”.
Khi được hỏi về những thay đổi trên thị trường các sản phẩm dầu tinh luyện của Nga trong thời gian gần đây, trước và sau khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực, ông Katona cho rằng sự thay đổi thực ra không diễn ra ở châu Âu mà ở khu vực Bắc Phi. Theo vị chuyên gia, các quốc gia Bắc Phi được dự báo sẽ mua được thêm ít nhất 6 triệu thùng dầu diesel với hàm lượng lưu huỳnh siêu thấp từ Nga. Ông ước tính số dầu này bằng khoảng 1/4 lượng dầu diesle mà EU vẫn thường mua của Moscow, đồng thời nhấn mạnh các quốc gia Bắc Phi không phải là thành viên của liên minh áp trần giá lên dầu Nga.
“Về cơ bản, bạn chỉ cần nhỏ một giọt gì đó khác vào một lô dầu diesel Nga, lô dầu đó sẽ biến thành hàng Morocco, hàng Algeria, hay hàng Tunisia”, ông Katona nói. “Tất cả những nước này đều đang tăng mạnh việc nhập dầu diesel Nga. Chúng tôi cho rằng tới đây sẽ có rất nhiều dầu diesel được xuất khẩu đi từ Bắc Phi, về bản chất đó là dầu Nga nhưng đã mang một danh nghĩa khác”.
Các nhà phân tích của Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group nói rằng các biện pháp trừng phạt mới nhất của phương Tây có thể sẽ dẫn tới sự chuyển hướng của các dòng chảy năng lượng thay vì gây ra một sự gián đoạn nghiêm trọng về nguồn cung. Theo Eurasia, thị trường các sản phẩm dầu đã có nhiều tháng để chuẩn bị trước cho lệnh cấm này.
“Trong khi các dòng chảy đang chuyển hướng, một vài gián đoạn là có thể, nhất là ở thị trường các sản phẩm chưng cất vốn dĩ đã thắt chặt trước khi lệnh cấm có hiệu lực. Dù vậy, Nga có thể xoay sở để bù đắp thậm chí hoàn toàn cho nguồn thu bị mất từ thị trường EU, đặc biệt nếu nền kinh tế đang hồi phục của Trung Quốc dừng xuất khẩu lượng lớn xăng dầu dôi dư và thay vào đó bắt đầu nhập khẩu với khối lượng lớn trở lại”, một báo cáo của Eurasia nhận định.
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 7-2023 phát hành ngày 13-02-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo Liên minh châu Âu về các biện pháp trừng phạt dầu mỏ của Nga tại Brussels, Bỉ ngày 30-5 - Ảnh: REUTERS
Theo Đài CNN, lệnh cấm sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến hơn 2/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga, trong đó bao gồm tất cả dầu đường biển từ Nga. Việc này sẽ cắt một nguồn tài chính lớn của Nga đến từ dầu mỏ và là áp lực tối đa lên Nga để kết thúc chiến sự tại Ukraine.
Tuy nhiên, EU đồng ý cho Hungary, quốc gia phụ thuộc lớn vào dầu thô của Nga, ngoại lệ với lệnh cấm dầu của khối.
Ngoài lệnh cấm dầu mỏ, gói trừng phạt mới chống lại Nga sẽ bao gồm các biện pháp quan trọng khác, trong đó có hủy bỏ việc sử dụng SWIFT của ngân hàng lớn nhất Nga là Sberbank, cấm ba đài truyền hình nhà nước của Nga, trừng phạt các cá nhân có trách nhiệm với cuộc chiến ở Ukraine.
SWIFT là phương thức đặt lệnh chuyển khoản an toàn chính mà các ngân hàng dùng để yêu cầu thanh toán từ các tổ chức khác nhau. SWIFT giúp thương mại quốc tế, thanh toán xuyên biên giới và chuyển tiền quốc tế trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, theo ông Charles Michel, Hội đồng châu Âu cũng sẵn sàng cấp cho Ukraine 9 tỉ euro (khoảng 9,6 tỉ USD).
Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đăng bài trên Twitter cho biết bà hoan nghênh quyết định về việc trừng phạt dầu với Nga.
"Tôi rất vui vì các nhà lãnh đạo đã có thể đồng ý về nguyên tắc về gói trừng phạt thứ 6. Giờ đây, hội đồng có thể hoàn tất lệnh cấm với gần 90% tổng số dầu nhập khẩu của Nga vào cuối năm nay. Đây là một bước tiến quan trọng. Với 10% còn lại, là dầu cung cấp qua đường ống, chúng tôi sẽ sớm quay lại vấn đề này", bà nói thêm.
Phát biểu tại hội nghị trước khi thỏa thuận về lệnh cấm nhập khẩu dầu được công bố, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng EU đã thiếu kiên quyết.
"Tại sao bạn lại phụ thuộc vào Nga, vào áp lực của họ mà không phải ngược lại? Nga phải phụ thuộc vào bạn. Tại sao Nga vẫn có thể kiếm được gần 1 tỉ euro mỗi ngày bằng cách bán năng lượng? Tại sao các ngân hàng Nga vẫn làm việc với châu Âu và hệ thống tài chính toàn cầu?", ông Zelensky chất vấn.
Du khách từ các thị trường châu Âu được miễn thị thực đến Việt Nam tăng trưởng mạnh trong tháng 11-2023 - Ảnh: N.BÌNH
Trong tháng 11-2023, du lịch Việt Nam đón trên 1,23 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11% so với tháng trước. Đây là tháng đón lượng khách quốc tế cao nhất kể từ đầu năm 2023, nâng tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng đầu năm đạt trên 11,2 triệu lượt.
Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường có khách lớn nhất với 3,2 triệu lượt (chiếm 28,5%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 1,5 triệu lượt. Tiếp theo là thị trường Đài Loan với 758.000 lượt. Khách từ thị trường Mỹ xếp thứ 4 đạt 658.000 lượt và thứ 5 là Nhật Bản với 527.000 lượt.
Ba vị trí tiếp theo trong top đầu đều thuộc khu vực Đông Nam Á: Thái Lan (442.000 lượt); Malaysia (419.000 lượt); Campuchia (359.000 lượt). Thị trường Úc xếp ở vị trí thứ 9 (353.000 lượt), Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 10 (352.000 lượt).
Đáng chú ý, Anh, Pháp, Đức vẫn là những thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu.
Trong tháng 11, các thị trường châu Âu được miễn thị thực tăng trưởng mạnh và đạt mức tăng trưởng tốt nhất trong các châu lục, tăng 58,5% so với tháng 10-2023. Trong đó có sự đóng góp của những thị trường trong danh sách được hưởng chính sách đơn phương miễn thị thực với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày.
Trong đó Anh tăng 38,6%, khách Pháp tăng mạnh nhất lên đến 72,5%, Đức tăng 36,1%, Ý tăng 55,1%, khách Nga tăng 41,8%, nhóm khách các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển… cũng tăng mạnh từ 33% đến hơn 84%...
Thị trường Trung Quốc tiếp tục giữ đà tăng trưởng với mức tăng 9,6%. Thị trường Nhật Bản tăng nhẹ (+7,7%), thị trường Mỹ tăng trưởng tốt (+18,7%).
Các thị trường ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore Philippines, Indonesia cũng tăng mạnh.