Phòng cháy chữa cháy tại các khu dân cư, trường học, nhà máy, xí nghiệp là việc làm cần thiết để ...

Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động được phát triển trước hết vì yêu cầu tất yếu, khách quan của sản xuất, của sự phát triển kinh tế. Đồng thời vì sức khỏe hạnh phúc của con người nên nó có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc.

Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỉ lệ lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội coi con người là vốn quý nhất.

Công tác bảo hộ lao động làm tốt góp phần tích cực chăm lo sức khỏe, tính mạng và đời sống của người lao động. Được làm việc trong điều kiện an toàn, tính mạng và sức khỏe người lao động được bảo vệ, họ càng tin tưởng yêu mến vào chế độ, gắn bó với cơ sở kinh tế, đem hết sức mình cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Ngược lại nếu công tác bảo hộ lao động thực hiện không tốt thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.

Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất, kinh doanh; Đồng thời là yêu cầu nguyện vọng chính đáng của người lao động.

Bản thân người lao động cùng gia đình họ ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, làm việc trong điều kiện sản xuất an toàn, tính mạng và sức khỏe người lao động được bảo vệ, tai nạn tàn phế mất mát không xảy ra là những yếu tố đảm bảo cho sự hạnh phúc và phát triển của gia đình bền vững cũng như đảm bảo cho  đất nước, xã hội và gia đình giảm bớt những tổn thất do phải nuôi dưỡng, điều trị từ hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi.

Xét về góc độ góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước, công tác Bảo hộ lao động có vai trò quan trọng trong việc điều thiện điều kiện lao động, xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường góp phần bảo vệ môi trường xung quanh. Không chỉ bảo vệ môi trường nhân dân mà còn bảo vệ môi trường được phát triển bền vững.

Bảo hộ lao động tốt góp phần đẩy mạnh sản xuất  và thực hiện tốt các kế hoạch.

Khi điều kiện sản xuất được an toàn, sản xuất không trì trệ, người lao động sẽ có công ngày lao động cao, yên tâm, phấn khởi đem hết khả năng, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Do vậy sản xuất sẽ phát triển, năng suất lao động tăng lên. Kế hoạch sản xuất được hoàn thành và thu nhập của người lao động cũng tăng lên.

Ngược lại nếu môi trường làm việc không tốt, người làm động thường xuyên bị ốm đau dẫn đến thu nhập giảm, sản xuất trì trệ. Hơn nữa nếu người lao động bị tàn phế mất sức lao động xã hội phải chăm sóc chữa trị và các chính sách có liên quan.

Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động:

Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.

Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.

Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.

Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật.

Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội.

Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động.

Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa chữa máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu…

Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đặc điểm sản phẩm Bộ quần áo kaki túi hộp

Sản phẩm Bộ quần áo kaki túi hộp được Thăng Long Corp chúng tôi sản xuất từ chất liệu vải kaki – chất liệu dày dặn, đứng dáng, độ bền màu cao.

Vải kaki có độ bền cao, ít nhăn, thấm hút mồ hôi tốt, có khả năng cầm màu cao. Thiết kế bộ đồ theo phong cách hiện đại, trẻ trung với kích thước đa dạng.

Bộ quần áo Kaki túi hộp phù hợp sử dụng cho đối tượng công nhân làm việc tại các nhà xưởng, công trường xuyên suốt ngày dài. Bộ đồ có tác dụng tránh nắng nóng vào mùa hè và giữ ấm cơ thể vào mùa đông, ngăn chặn bụi bẩn cho công nhân.

Nguyên tắc thực hiện hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động

Các nguyên tắc thực hiện hệ thống an toàn - vệ sinh lao động, đó là:

Không ràng buộc về mặt pháp lý (chỉ khuyến khích áp dụng trừ khi các quốc gia xây dựng hệ thống quản lý riêng, mang tính chất pháp lý bắt buộc phải áp dụng).

Không thay thế luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn quốc gia (chỉ mang tính hỗ trợ thực thi tốt các pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia).

Không bắt buộc có chứng chỉ. Có thể ghi trên thương hiệu hàng hóa là đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, không bắt buộc sản phẩm có chứng nhận, chứng chỉ.

Tính chất công tác bảo hộ lao động:

Bảo hộ lao động có 3 tính chất:

Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện.

Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành.

Ví dụ: Muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học, muốn cải thiện điều kiện lao động, nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải hiểu và giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức khoa học nhiều lĩnh vực như thông gió, chiếu sáng, cơ khí hóa, tâm sinh lý học lao động… đồng thời với

nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản thân, thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động. Như vậy công tác bảo hộ lao động phải đi trước một bước.

Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt:

Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh lao động.

Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn.