Làng Nghề Gỗ Ở Bắc Ninh
Theo lời kể của ông Nguyễn Nghĩa, nguyên Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Nhị Khê, nghề tiện gỗ xuất hiện ở Nhị Khê hơn 300 năm trước. Từ nhiều đời nay, người dân nơi đây đã làm ra hàng loạt sản phẩm tinh xảo; rất nhiều người đã lập nghiệp thành công tại các phố “Hàng” của Hà Nội vào khoảng thế kỷ XVIII-XIX. Tương truyền, thời Vua Lê - Chúa Trịnh, một người thợ tiện tài hoa tên là Đoàn Tài có khả năng tiện được nhiều sản phẩm độc đáo - đã về Nhị Khê để truyền nghề.
Về Ninh Hiệp, thường gọi làng Nành - một làng quê Việt cổ mang bề dày “ngàn năm văn hiến”, nổi tiếng với chợ vải lớn nhất cả nước, có tuổi gần 300 năm. Nơi đây còn có truyền thống lâu đời về nghề chế biến, bào chế và buôn bán thuốc Nam, thuốc Bắc...
Đến Ninh Hiệp, điều đầu tiên là người ta cảm nhận được cái “mùi làng nghề”- một thứ hương vị của các loại thuốc lan tỏa khắp làng. Bởi vậy, có câu thơ “Ninh Hiệp có nếp, có nề/Thuốc Nam, thuốc Bắc - làng nghề lưu danh”.
Làng nghề thuốc Nam thuốc Bắc Ninh Hiệp là nghề truyền thống có từ lâu đời. Năm 1990, Chi hội Đông y xã Ninh Hiệp được thành lập. Đến năm 2009 được UBND Thành phố Hà Nội công nhận đạt Danh hiệu làng nghề truyền thống. Từ đó, làng nghề trở nên nổi trên thị trường Đông dược, là nơi cung cấp các nguồn nguyên dược liệu thuốc Nam, thuốc Bắc và sản phẩm thuốc đã qua sơ chế cho thị trường Hà Nội và toàn quốc. Địa bàn xã có 9 doanh nghiệp, trong đó có 1 công ty được cơ quan chức năng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc Đông y để bán buôn, bán lẻ.Ngoài ra còn có 96 hộ kinh doanh cá thể nằm trong Hiệp hội Làng nghề, 194 cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo y dược học cổ truyền, 19 hộ kinh doanh đã có giấy phép đăng ký.
Nem là một món ăn đặc trưng được làm từ bì heo, một ít thịt nạc và thính đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực đất Việt. Đặc biệt về với vùng đất Kinh Bắc, hương vị nem Bùi Thuận Thành ấn tượng sẽ càng làm bạn yêu món ăn này hơn.
Nem Bùi có xuất xứ ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bởi thế người ta thường gọi là nem Bùi Thuận Thành để phân biệt với các loại nem xứ khác. Trải qua thời gian thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi ngày càng được nhiều người biết đến và trở thành món ẩm thực ngon, rẻ thường xuất hiện trong các bữa ăn hay lai rai với chút bia thì càng hấp dẫn.
Để tạo ra được sản phẩm ngon đòi hỏi người làm phải kỳ công trong từng công đoạn, chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến, đóng gói và bảo quản, trong đó, thịt làm nem phải là thịt tươi, được giết mổ trong ngày. Khi mua thịt về phải rửa qua với nước rồi xoa bóp kỹ với muối khoảng 3 phút, còn bì thì cạo sạch lông, để khử mùi hôi thì cũng rửa bì và xoa bóp với 1 ít muối sau đó rửa lại với nước cho thật sạch và để ráo. Phần nạc và mỡ đem tách riêng, thái bản mỏng như tờ giấy rồi thái dọc theo thớ thịt. Sau đó đem hấp cách thủy khoảng 10 đến 15 phút rồi thêm gia vị cho vừa vặn.
Quan trọng nhất chính là phần thính, thính được làm từ gạo rang đã xay nhuyễn. Gạo làm thính phải được vo và ngâm kỹ trong nước khoảng 3 giờ đồng hồ sau đó vớt ra rổ chờ cho ráo nước rồi đem đi rang. Gạo đem rang đến khi chuyển sang màu vàng đều nhưng vẫn giữ được độ tơi xốp của từng hạt. Sau đó người ta sẽ đem đi xay, thường là dùng cối để xay, xay đến khi gạo nhuyễn và mịn là dùng được.
Một khâu cũng quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm chính là nén nem. Trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau rồi nén chặt nem thành quả nhỏ bọc trong một lớp lá sung và lá chuối. Người làm nghề rất vất vả vì để hoàn thiện món này đòi hỏi phải cẩn thận trọng trong từng công đoạn. Đặc biệt, lá sung phải là lá bánh tẻ mới giữ được hương vị chan chát của lá sung, mới át được cái ngầy ngậy hơi quá của thịt mỡ để tạo thành cái đậm đà quyến rũ của nem Bùi.
Tùy theo khẩu vị từng người, nem khi ăn được cuốn bằng lá sung hoặc lá đinh lăng chấm với tương ớt hay nước mắm. Bạn sẽ cảm nhận được vị chát của lá sung, vị ngọt của thịt và mùi thơm lừng của thính. Tuy nhiên, những người Bắc Ninh thường thích năm nem bùi Thuận Thành với tương ớt nhất.
Tiện gỗ mỹ nghệ là nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng tây bắc. Các sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn ở chỗ mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định. Các sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu
thụ mạnh trong vùng, các tỉnh lân cận mà còn được xuất khẩu sang một số nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…