Thách thức trong quá trình giao lưu văn hóaLịch sử văn hóa Việt Nam đã trải qua 3 lần tiếp biến. Lần thứ nhất là thời kỳ tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc... trong thời cổ, trung đại để làm giàu thêm văn hóa bản địa. Những yếu tố văn hóa nước ngoài thời kỳ này có ảnh hưởng khá sâu sắc, toàn diện theo 2 con đường: cưỡng bức và hòa bình. Dù theo con đường nào, chúng ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa ngoại nhập làm giàu có và phong phú thêm văn hóa dân tộc. Lần thứ hai là từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945, chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Đây là cuộc “ép duyên” văn hóa Đông - Tây, song cũng là một tất yếu lịch sử của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Sau khi cơ bản bình định xong các phong trào yêu nước, chính quyền thực dân Pháp ồ ạt du nhập văn hóa chính quốc vào thuộc địa với những ý đồ có lợi cho chủ nghĩa thực dân. Sự du nhập này, lập tức bị nền văn hóa bản địa phản kháng mạnh mẽ như một lẽ tự nhiên. Song, cũng có không ít tinh hoa của văn hóa phương Tây đã được chúng ta tiếp thu. Lần thứ ba là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Luồng văn hóa từ phương Tây vào Việt Nam góp phần làm thay đổi diện mạo văn hóa nước nhà. Những năm gần đây, văn hóa nước ngoài đã và đang xâm nhập một cách ồ ạt vào Việt Nam. Chủ thể đón nhận những làn sóng văn hóa ngoại nhập một cách hồ hởi nhất chủ yếu là tầng lớp trẻ - thế hệ tương lai của đất nước. Việc tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách thụ động, thiếu chọn lọc, thiếu “gạn đục khơi trong” đang để lại những hậu quả khó lường. Bản chất của văn hóa là hướng tới chân - thiện - mỹ, ngày càng toàn diện và có tính quốc tế hơn. Song trong quá trình lịch sử của mình, văn hóa còn có những “bước lùi”, mà một trong những “bước lùi” đó chính là mặt trái của quá trình tiếp nhận văn hóa nước ngoài, là nhận thức và thái độ chưa đúng của giới trẻ đối với văn hóa truyền thống.Trên mặt trận tư tưởng, điều tai hại nhất là những thế lực thù địch sử dụng các tác nhân văn hóa, văn nghệ có nội dung xấu với âm mưu, thủ đoạn bôi nhọ chế độ, phá hoại cách mạng… thông qua hệ thống in-tơ-nét và các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, khiến một số người do thiếu bản lĩnh, thiếu trình độ nên chịu ảnh hưởng không nhỏ của những tư tưởng độc hại. An ninh chính trị, an ninh văn hóa đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Nhiều quan điểm sai trái, phản động, trong đó có quan điểm sai trái trong văn học - nghệ thuật, trong đời sống chính trị sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại. Trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, xu hướng tách văn học nghệ thuật khỏi xã hội, xa rời cuộc sống, xa rời chính trị là biểu hiện biến thái mới của quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” lỗi thời. Xu hướng “tự cởi trói”, tự do trong lựa chọn khuynh hướng, trường phái sáng tác từ lâu đã trở nên quen thuộc ở phương Tây. Khi vào Việt Nam, một mặt, nó cho phép nhiều năng khiếu trở thành tài năng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng nghệ thuật; mặt khác lại hạ thấp những thành tựu văn nghệ cách mạng, làm rạn vỡ và thu hẹp đội ngũ công chúng, hình thành một thị hiếu, một lối sống, một hệ tư tưởng chối bỏ dân tộc, sùng ngoại, chạy theo những giá trị tiêu cực trong văn hóa ngoại lai. Chịu ảnh hưởng của những tư tưởng phản động nước ngoài, nhiều nhà văn đã nói và viết không đúng sự thật, không đúng bản chất của hiện thực, thậm chí xuyên tạc hình ảnh của Đảng, bản chất cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta hoặc ngợi ca, đề cao những tác phẩm đi ngược lại với những chuẩn mực, giá trị văn hóa chân chính của dân tộc...Trong lối sống của nhiều bạn trẻ ngày nay thể hiện rất rõ những vấn đề tiêu cực trong quá trình tiếp thu văn hóa nước ngoài. Đối với hôn nhân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc là đề cao trinh tiết của người phụ nữ, cái tình đi đôi với cái nghĩa, tình có thể hết nhưng nghĩa thì bền chặt... Còn bây giờ, giới trẻ đang dậy lên những trào lưu như “sống thử”, “sống gấp”... Bên cạnh đó, thói quen tiêu xài hoang phí và theo đuổi những lợi ích vật chất, lối sống thực dụng là nét không đặc trưng cho con người Việt Nam cần, kiệm. Nhiều bạn trẻ lười học tập, lười lao động lại muốn mau chóng nổi tiếng nên tự tạo “xì-căng-đan” cho mình. Tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ phương Đông truyền thống là “công, dung, ngôn, hạnh” bị biến dạng, nhường chỗ cho sự táo bạo, phô trương, thậm chí thác loạn... Có ý kiến cho rằng, một số thanh, thiếu niên không nhận thức đầy đủ về văn hóa thẩm mỹ của dân tộc, dẫn đến thị hiếu sai lệch, lệch chuẩn về giá trị đạo đức.Trong lĩnh vực giải trí, giới trẻ đang bị cuốn hút và mải mê chạy theo những trào lưu du nhập từ nước ngoài, thậm chí vấn đề đã lên đến mức báo động. Sức trẻ cộng với tâm lý thích khám phá những điều mới lạ, bắt kịp các trào lưu đang thịnh hành trên thế giới, như: manga (truyện tranh Nhật Bản), anime (phim hoạt hình Nhật Bản), thời trang Kawaii (Nhật Bản), thời trang Hàn Quốc... Nhiều bạn trẻ không ngại ngần chạy theo cả những trào lưu độc dị khiến chúng ta không khỏi giật mình, như hát cùng dao kéo, chụp ảnh quái đản, “hot boy” giả gái, nuôi thú độc...Trong lĩnh vực thương mại, hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam, từ bánh kẹo, sữa, rượu, thuốc lá, thuốc tây cho đến hàng gia dụng, điện tử, ô tô, xe máy,... lấn át thị trường hàng nội và lại được người dân ưa chuộng với tâm lý sùng ngoại. Nó góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi bộ mặt văn hóa trong mỗi gia đình Việt trên tất cả các phương diện. Tuy nhiên, không phải thứ hàng ngoại nào cũng tốt. Nhiều thứ chứa “độc tố” đang xâm hại sức khỏe nhân dân ta theo đúng nghĩa đen, đồng thời cũng làm tổn hại “sức khỏe tinh thần” của mọi người.Một thực trạng nữa, đó là sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình hội nhập, mở cửa giao lưu với văn hóa nước ngoài. Nét đẹp ru con bằng những câu ca dao đã thưa vắng dần. Ca dao, tục ngữ... vốn là kho tàng quý báu của quần chúng nhân dân, là những bài học về đối nhân xử thế, bài học làm người nuôi dưỡng tâm hồn từ thơ bé, hướng con người tới chân - thiện - mỹ đã và đang mai một dần trong đời sống tinh thần. Nghề truyền thống dệt thổ cẩm ở một số nơi, một số dân tộc thiểu số đang mất dần. Văn hóa trang phục hiện nay ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng bị mai một, nhất là trong giới trẻ. Họ chỉ thích mặc âu phục, quần bò, áo phông hơn là mặc trang phục truyền thống tự dệt, tự may. Trong âm nhạc cũng vậy, ở Tây Nguyên, số người biết chơi, biết chỉnh cồng, chiêng chủ yếu là các cụ già. Nhiều dân tộc khác thì những câu hát then, hát xẩm, ca trù, cải lương, chèo, tuồng,... không được ưa chuộng bằng nhạc trẻ.Góp phần hạn chế tiêu cực, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcThứ nhất, con người là chủ thể tiếp nhận các giá trị văn hóa. Muốn cho những “luồng gió độc” của văn hóa ngoại lai không xâm hại đến nền văn hóa dân tộc, chủ thể văn hóa đó phải có một bản lĩnh, một trình độ nhận thức nhất định. Đó là năng lực tự thân của mỗi cá nhân và quan trọng hơn là nó được vun trồng, nuôi dưỡng từ phía gia đình, nhà trường, xã hội. Muốn bảo tồn được các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời vẫn tiếp thu được các giá trị văn hóa nhân loại thì điều cốt yếu là phải tích cực tuyên truyền, giáo dục cho chủ thể văn hóa Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, giúp họ hiểu được những giá trị của văn hóa truyền thống, có niềm tự hào, tự tôn dân tộc và nhận thức được các mặt tốt xấu, tích cực, tiêu cực của các luồng văn hóa ngoại lai.Thứ hai, phải làm cho văn hóa nội sinh trở thành một “thành trì” vững chắc, trong đó quan trọng là quán triệt sâu sắc tư tưởng, đường lối văn hóa của Đảng và Nhà nước về văn hóa, tiêu biểu là Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nhiều văn kiện, tài liệu khác. Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh khởi thảo và công bố năm 1943, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Ba nguyên tắc đúng đắn được đưa ra là: Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập), Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng), Khoa học hóa (chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ). Đề cương cũng chỉ rõ gốc rễ, nguồn cội của nền văn hóa mới - văn hóa xã hội chủ nghĩa - của đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng ta chính là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về văn hóa, là thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - hạt nhân lý luận của hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 là “kim chỉ nam” cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa được chỉ rõ: phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Nhiệm vụ cụ thể là: xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng môi trường văn hóa, phát triển sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ...Thứ ba, tích cực đấu tranh, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, phản động, đồi trụy, đồng thời hạn chế hoặc gạt bỏ những hủ tục, như: tục đốt vàng mã, rải đồ vàng mã, tiền giả, tiền thật trên đường trong đám tang, vừa gây tốn kém lãng phí, vừa làm mất mỹ quan đường phố,… để tạo đời sống tinh thần lành mạnh hơn.Thứ tư, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống Việt Nam với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Việc tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa mới phải đi đôi với khắc phục thái độ xem nhẹ vai trò văn hóa và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tiếp thu văn hóa nước ngoài là điều cần thiết, song chúng ta phải chủ động hội nhập, chắt lọc tinh hoa văn hóa bên ngoài để làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc. Điều đáng lưu ý là trong quá trình toàn cầu hóa, nhiều nước phát triển có ý đồ áp đặt các giá trị văn hóa của mình cho toàn thế giới. Điều này sẽ đem lại nhiều thách thức hơn so với cơ hội, trong đó có nguy cơ đe dọa làm mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi việc tiếp thu và hội nhập văn hóa, cần chú trọng nguyên tắc: tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, bình đẳng và cùng có lợi, tự chủ, tự quyết. Trong khi bảo tồn văn hóa nước nhà, tiếp thu văn hóa nước ngoài thì phải đồng thời chống cả hai xu hướng cực đoan là sùng ngoại lẫn sùng cổ. Thứ năm, đẩy mạnh và thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, nghệ thuật với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là một giải pháp tích cực. Lực lượng chủ yếu trong công tác này là các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nhân dân (đóng góp sức người, sức của), đội ngũ văn nghệ sĩ (lao động và sáng tạo để có nhiều tác phẩm, công trình có chất lượng tốt, có tiếng vang và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, có tầm vóc thời đại)...Thứ sáu, tuyên truyền, giáo dục người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ biết yêu văn hóa dân tộc, tăng sức hấp dẫn của văn hóa truyền thống. Các cơ quan quản lý văn hóa, truyền thông cần tích cực hơn trong việc gìn giữ và quảng bá văn hóa truyền thống; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa truyền thống, tích cực giao lưu văn hóa để giới trẻ thêm tự hào và có lòng tự tôn dân tộc; Có tinh thần, thái độ phê phán, đấu tranh mạnh mẽ với lối sống chạy theo ngoại lai một cách mù quáng, chống lại những âm mưu đồng hóa văn hóa của các thế lực thù địch...Văn hóa là vốn quý của quốc gia, là tài sản vô giá, là động lực của sự phát triển. Văn hóa - kinh tế - chính trị là “kiềng ba chân”, là rường cột của quốc gia, chỉ cần một trong ba yếu tố đó yếu kém thì cả “công trình” sụp đổ. Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đấu tranh mạnh mẽ với những ảnh hưởng tiêu cực từ nước ngoài chính là góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh./.

Dịch vụ xin visa Việt Nam nhập cảnh 1 lần uy tín, chuyên nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Để nhập cảnh vào Việt Nam, việc xin visa Việt Nam là thủ tục bắt buộc đối với hầu hết người nước ngoài. Và am hiểu thủ tục pháp lý là điều kiện cần thiết mà các cá nhân cần xin visa Việt Nam nhập cảnh 1 lần nên nắm rõ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tường tận về hồ sơ, giấy tờ xin cấp visa Việt Nam nhất là người nước ngoài. Để tiết kiệm chi phí - thời gian - công sức, người nước ngoài nên lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ làm visa Việt Nam uy tín và chuyên nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp Nhị Gia để hỗ trợ hoàn tất toàn bộ thủ tục hồ sơ xin visa.

Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủ tục pháp lý, chúng tôi là đối tác tin cậy và lâu năm của nhiều công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam:

Nếu bạn đang cần tư vấn về thủ tục xin visa nhập cảnh 1 lần vào Việt Nam hoặc các vấn đề liên quan khác. Hãy liên hệ ngay với Nhị Gia qua các thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh chóng về dịch vụ làm visa Việt Nam tại TP. HCM:

Đánh giá: 5/5 trong 500 Đánh giá

GS Phạm Quang Minh - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - trao Huân chương Lao động hạng nhì cho khoa Việt Nam học và tiếng Việt - Ảnh: PHAN CÔNG MINH

Ngày 16-11, khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã được nhận Huân chương Lao động hạng nhì về những thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác giảng dạy tiếng Việt.

Đây là kết quả cho một loạt những thành tựu mang tầm quốc gia và quốc tế của một đơn vị đào tạo có lịch sử lâu đời nhất nước trong việc dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài.

Trong đó, dấu ấn nổi bật trong giai đoạn phát triển mới của khoa là xây dựng thành công Khung năng lực tiếng Việt và Định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài.

Lần đầu tiên, tiếng Việt có một khung tham chiếu về năng lực được phân chia một cách khoa học, dựa theo chuẩn khung tham chiếu châu Âu, được áp dụng chính thức ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Nam - trưởng khoa Việt Nam học và tiếng Việt, hiện nay tất cả các nơi đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam và rất nhiều nơi trên thế giới đều sử dụng Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài này trong việc giảng dạy, lên chương trình, tập huấn giáo viên, đánh giá năng lực tiếng Việt.

Ở Việt Nam, đây là quy định có tính pháp quy.

Đối với quốc tế, nhiều trường đại học tại Thái Lan, Đài Loan đã mời chuyên gia từ Việt Nam sang thuyết trình về khung năng lực và phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Còn ở nhiều trường đại học có giảng dạy tiếng Việt tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, châu Âu…, Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài này cũng đã và đang được giới thiệu, sử dụng.

Riêng việc biên soạn thành công định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt được đánh giá là "một bước tiến có ý nghĩa quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế đối với tiếng Việt như một ngoại ngữ".

Nhờ đó, từ nay tiếng Việt có một định dạng đề thi năng lực thống nhất theo khung năng lực 6 bậc mà các cơ sở dạy tiếng Việt ở trên toàn lãnh thổ Việt Nam áp dụng như một quy chuẩn mang tính pháp lý.

TTO - Vị trí và vai trò của tiếng Việt ngày càng được đánh giá cao hơn và là một cầu nối quan trọng có tính quyết định trong giao lưu giữa Việt Nam với thế giới.

Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định. (đã được bổ sung)

Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định

Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.

Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

Visa thị thực ký hiệu NG1 là loại thị thực Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.” (đã được sửa đổi)

Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam

Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

Cấp cho người vào thực tập, học tập

Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.

Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam

Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam

Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật quản lý xuất nhập cảnh