Tình Hình Xuất Khẩu Tôm 2023
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tính đến tháng 8/2019, diện tích thả nuôi tôm nước lợ nước ta đạt 689.516 ha, sản lượng thu hoạch 444.404 tấn (tăng 15% so với cùng kỳ 2018). Trong đó, sản lượng tôm sú 161.576 tấn; sản lượng tôm chân trắng 282.828 tấn.
Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2023
(vasep.com.vn) Kết thúc năm 2023, XK tôm Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022. Con số xuất khẩu giảm phản ánh một năm ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức.
Email: [email protected]
Điện thoại 024. 37715055 – ext.203
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12/2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 63,54 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với 2022 (năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Như vậy, xuất nhập khẩu năm 2023 của Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, do tốc độ giảm kim ngạch của nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu, nên cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 vẫn thặng dư 28 tỷ USD, vượt xa con số 11,2 tỷ USD của năm 2022.Cán cân thương mại cả năm tiếp tục vị thế xuất siêu trong các năm trước, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Kết quả xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023.
Cụ thể, về xuất khẩu, tháng 12/2023 ước đạt 32,91 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,44 tỷ USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,47 tỷ USD, tăng 4,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 13,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11,1%.
Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với quý 3/2023.
Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022. So với thời điểm đầu năm 2023 khi kim ngạch xuất khẩu giảm sâu ở mức hai con số, con số này thể hiện sự hồi phục ngoạn mục, đáng ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp.
Thống kê cho thấy, riêng ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 53,01 tỷ USD (xấp xỉ mức kỷ lục năm 2022), chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng đạt tỷ USD có sự tăng trưởng ấn tượng như: Rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, thức ăn gia súc và nguyên liệu, sắn và các sản phẩm từ sắn… Riêng xuất khẩu gỗ và lâm sản và thủy sản dù tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn khi lần lượt đạt 13,4 tỷ USD và 9,2 tỷ USD nhưng năm nay đều sự suy giảm đáng kể.
Xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim, linh kiện điện tử năm 2023 có sự tăng trưởng ấn tượng khi đạt khoảng 7,3 tỷ USD, tăng hơn 15%.
Một số mặt hàng tỷ USD như sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, giấy và các sản phẩm từ giấy, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc… cũng đạt tăng trưởng dương.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%.
Đóng góp cho sự hồi phục trên phải kể đến 35 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (giảm mặt hàng phân bón), chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%)
Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu năm 2023
Tốc độ tăng /giảm so với năm trước (%)
Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
Phương tiện vận tải và phụ tùng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 28,15 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 9,01 tỷ USD, chiếm 2,5%.
Từ chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 30,63 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,98 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,65 tỷ USD, tăng 3,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 12,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,1%.
Trong quý 4/2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,3% so với quý 3/2023 Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%.
Trong năm 2023 có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%).
Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu năm 2023.
Tốc độ tăng /giảm so với năm trước (%)
Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,8%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 20,18 tỷ USD, chiếm 6,2%.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,8 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 111,6 tỷ USD.
Trong năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 83 tỷ USD giảm 12,6% so với năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 29,1 tỷ USD, giảm 7,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,6 tỷ USD, tăng 90,3%; nhập siêu từ Trung Quốc 49,9 tỷ USD, giảm 17,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 29,1 tỷ USD, giảm 23,3%; nhập siêu từ ASEAN 8,3 tỷ USD, giảm 37,2%.
Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa tháng 12/2023 ước tính xuất siêu 2,28 tỷ USD. Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 49,74 tỷ USD.
Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 6,5% so với quý trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,4% so với quý trước.
Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 19,59 tỷ USD, tăng 44,9% so với năm 2022, trong đó dịch vụ du lịch đạt 9,2 tỷ USD (chiếm 46,7% tổng kim ngạch), gấp 2,9 lần so với năm trước; dịch vụ vận tải đạt 5,5 tỷ USD (chiếm 28,1%), giảm 1,8%.
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ cả năm 2023 ước đạt 29,06 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 10,38 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 12,6 tỷ USD (chiếm 43,3% tổng kim ngạch), giảm 0,4%; dịch vụ du lịch đạt 7,8 tỷ USD (chiếm 26,9%), tăng 17,3%.
Như vậy, nhập siêu dịch vụ năm 2023 là 9,47 tỷ USD.
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT
Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành về các giải pháp khơi thông thị trường, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt được tăng trưởng cao. Tổng xuất khẩu gạo trong Quý I/2024 tăng 17,8% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 8,13 triệu tấn gạo với trị giá 4,67 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 575 USD/tấn, tăng 18,26% so với mức bình quân năm 2022.
Về thị trường, khu vực thị trường châu Á tiếp tục là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất trong năm 2023, đạt hơn 6 triệu tấn, chiếm 75% tổng lượng xuất khẩu, tăng 22,8% so với năm 2022; tiếp đến là châu Phi với kết quả xuất khẩu đạt gần 1,34 triệu tấn, chiếm 16,5% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng gần 7,2%. Khu vực thị trường châu Âu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 1,6%) nhưng vẫn đạt 132,6 nghìn tấn. Xuất khẩu gạo tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tại các thị trường truyền thống, cụ thể:
Philippines - thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 38,7% tổng lượng xuất khẩu, tương đương xuất khẩu đạt 3,14 triệu tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2022.
Indonesia - thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 14,5% trong tổng lượng xuất khẩu, tương đương 1,18 triệu tấn, tăng gần 10 lần về lượng so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Quốc - là thị trường xuất khẩu gạo đứng thứ 3, chiếm trên 11,3% trong tổng lượng xuất khẩu, tương đương 918,3 nghìn tấn, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục đi đúng định hướng gia tăng giá trị cho hạt gạo. Chủng loại gạo trắng thường vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt gần 40% tổng lượng xuất khẩu; tiếp đến là chủng loại gạo thơm các loại chiếm khoảng 34,2% tổng lượng xuất khẩu; chủng loại gạo nếp đứng thứ 3, chiếm khoảng 8% tổng lượng xuất khẩu.
Về kết quả xuất khẩu gạo quý 1 năm 2024
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết quý I năm 2024, xuất khẩu gạo đạt 2,18 triệu tấn, tăng 17,8% về lượng; trị giá đạt 1,43 tỷ USD, tăng 45,6% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân 653,9 USD/tấn, tăng 23,6% về giá so với quý I năm 2023.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý I vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản lượng. Trong đó, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm 46,4% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước, đạt trên 1,01 triệu tấn, tương đương gần 649 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 641,7 USD/tấn, tăng 13,2% về lượng, tăng 44% về kim ngạch và tăng 27,3% về giá so với cùng kỳ năm 2023; Xuất khẩu gạo sang Indonesia đứng thứ 2, chiếm trên 20% trong tổng lượng xuất khẩu của cả nước, đạt 445.326 tấn, tương đương 285,06 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 640 USD/tấn, tăng mạnh 199,7% về lượng, tăng 308,8% kim ngạch và tăng 36,4% về giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tiếp theo, xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia, chiếm trên 4% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước, đạt 98.917 tấn, tương đương 61,55 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 622,3 USD/tấn, tăng 28,8% về lượng, tăng 60,6% kim ngạch và tăng 24,7% về giá so với cùng kỳ năm 2023.
Một số chủng loại gạo xuất khẩu trong quý I năm 2024 vẫn được ưa chuộng trên thị trường: gạo thơm các loại (ST24. ST25, ĐT8, Hàm Châu, Nàng Hoa v.v.), gạo jasmine, gạo japonica, gạo trắng 5% v.v..
Đánh giá chung tình hình xuất khẩu gạo thời gian qua
Mặc dù hoạt động thương mại gạo toàn cầu trong năm 2023 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành về các giải pháp khơi thông thị trường, lưu thông hàng hóa, việc thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 và quý 1 năm 2024 đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể:
Xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng cao. Tổng xuất khẩu gạo trong Quý I năm 2024 Việt Nam đã tăng 17,8% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước và tăng trưởng tại tất cả các thị trường.
Công tác điều hành xuất khẩu gạo đã góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và đảm bảo lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành; thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu; đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước; thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.
Xuất khẩu các chủng loại gạo có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường và chủng loại gạo mà Việt Nam có lợi thế ngày càng tăng mạnh như: gạo thơm, ST các loại, gạo trắng cao cấp, gạo japonica với giá xuất khẩu đã lập đỉnh sau 10 năm.
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tận dụng tốt cơ hội thị trường từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như: EVFTA, CPTPP), cơ cấu thị trường dần chuyển dịch tích cực theo hướng đa dạng hóa, bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, hay châu Phi, cũng đã mở rộng sang các thị trường “khó tính” như châu Âu ... với giá trị cao tuy khối lượng chưa lớn. Điều này cho thấy chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng gia tăng và đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính đồng thời cho thấy sự tận dụng tốt ưu đãi của các Hiệp định.
Bên cạnh đó, thương nhân cũng tận dụng tốt cơ hội trong những thách thức từ thị trưởng thương mại lương thực toàn cầu (như: sản lượng sản xuất lương thực giảm tại nhiều quốc gia và khu vực (Trung Quốc, Indonesia ...) do biến đổi khí hậu, tác động của hiện tượng El Nino; một số quốc gia điều chỉnh chính sách xuất khẩu lương thực (Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng, Nga và UAE cấm xuất khẩu gạo) để trở thành nguồn cung thay thế ở nhiều thị trường tiềm năng như Mỹ, Canada, Chile.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức, cụ thể là:
Chiến lược đa dạng hóa thị trường của thương nhân vẫn còn hạn chế, thị trường xuất khẩu vẫn có dấu hiệu chưa bền vững, phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống trọng điểm như Philippines, Trung Quốc và Indonesia.
Công tác phát triển thị trường chưa được hỗ trợ tương xứng với tiềm năng ngành hàng. Năm 2023, Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam mới tổ chức được 02 Chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường Hồng Kông, Trung Quốc (ít hơn rất nhiều so với tần suất các ngành hàng khác). Do vậy, tần suất và quy mô chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương, hiệu quả kỳ vọng từ các thương nhân, trong khi đây là công tác quan trọng, cần tiếp tục được đẩy mạnh, triển khai đều đặn, đáp ứng tốt tín hiệu thị trường để kịp thời hỗ trợ thương nhân thâm nhập, mở rộng thị phần tại các khu vực tiềm năng.
Các thương nhân chưa chú trọng phát triển liên kết xây dựng vùng nguyên liệu cũng như triển khai các giải pháp về truy xuất nguồn gốc, xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Theo quy định của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, thương nhân xuất khẩu chưa tận dụng được những “cải cách” của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng hàng này (Từ khi ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP đến nay, xuất khẩu chủng loại gạo này vẫn đang là các thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện).
Chi phí sản xuất gia tăng do giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng mạnh, đẩy giá thành thu mua thóc, gạo hàng hóa lên cao, gây áp lực cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trong khi giá chào gạo xuất khẩu chưa tăng nhiều. Bên cạnh đó, gạo xuất khẩu Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nguồn cung khác như Thái Lan, Myanmar, Pakistan. Giá cước vận tải quốc tế vẫn ở mức cao do hoạt động vận tải hàng hóa chịu tác động từ các diễn biến địa chính trị khu vực châu Âu và Trung Đông./.