Những người độc thân ở New York có thể trả nhiều hơn tới 19.500 USD so với các gia đình có 2 người hoặc cặp đôi. Loại phí này còn nhảy vọt lên gần 24.000 USD ở Manhattan.

Tranh cãi về thuế độc thân ở Mỹ

Tài chính doanh nghiệp - 29/11/2023 7:45:00 SA

Bất chấp sự phản đối của nhiều người trong nhiều năm qua, thuế độc thân vẫn là một phần quan trọng của hệ thống thuế thu nhập ở Mỹ.

Thuế độc thân ở Mỹ là một loại thuế thu nhập dành cho cho các cá nhân chưa kết hôn hoặc không có người phụ thuộc. Những cá nhân này thường phải nộp thuế cao hơn so với các cặp vợ chồng hoặc các cá nhân có người phụ thuộc.

Trong năm 2023, mức khấu trừ thuế cho người độc thân là 13.000 USD, nghĩa là những người độc thân có thể khấu trừ 13.000 USD khỏi thu nhập chịu thuế của họ trước khi tính thuế.

Mức khấu trừ thuế cho người độc thân là một yếu tố để tính thuế thu nhập của một người. Thuế thu nhập được tính bằng cách nhân thu nhập chịu thuế với tỷ lệ thuế. Ví dụ, nếu một người độc thân có thu nhập chịu thuế là 50.000 USD và tỷ lệ thuế là 0,25, số tiền thuế họ phải nộp là 12.550 USD. Sau khi khấu trừ 13.000 USD, thu nhập chịu thuế sẽ chỉ còn 37.000 USD. Khi đó số tiền thuế mà người độc thân phải nộp sẽ là 11.450 USD.

Mức khấu trừ thuế cho người độc thân có thể điều chỉnh theo thời gian. Chính phủ Mỹ có thể tăng hoặc giảm mức khấu trừ tùy theo tình hình kinh tế.

Thuế độc thân ở Mỹ là đề tài gây tranh cãi. Những người phản đối nhận định thuế độc thân là bất công, vì nó khiến những người độc thân phải nộp thuế cao hơn so với những người có gia đình. Họ cũng lập luận rằng thuế độc thân không hiệu quả trong việc khuyến khích hôn nhân và sinh con. Mặc dù vậy, thuế độc thân vẫn là một phần quan trọng của hệ thống thuế thu nhập ở Mỹ.

Thuế thu nhập là một trong những điều quan trọng mà du học sinh nghề tại Đức cần nắm rõ. Với hệ thống thuế phức tạp và nhiều mức thuế khác nhau, việc hiểu rõ “thuế độc thân” sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn và tránh những rắc rối không đáng có. Vậy thuế độc thân ở Đức là bao nhiêu? Làm sao để tối ưu hóa chi phí thuế cho du học sinh nghề? Cùng tham khảo những thông tin mà EduGo cung cấp trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về hệ thống thuế ở Đức

Hệ thống thuế ở Đức được xem là một trong những hệ thống phức tạp và chặt chẽ nhất. Với mục tiêu không chỉ nhằm duy trì nguồn ngân sách quốc gia mà còn hướng tới việc đảm bảo công bằng xã hội.

Đức áp dụng các mức thuế khác nhau tùy thuộc vào thu nhập cá nhân, tình trạng hôn nhân, và loại hình công việc. Chính sách thuế ở Đức được thiết kế sao cho những người có thu nhập cao sẽ chịu mức thuế cao hơn. Những người có thu nhập thấp sẽ được giảm gánh nặng thuế thông qua các khoản khấu trừ.

Đối với những người độc thân, hệ thống thuế này có những quy định riêng biệt. Đặc biệt là du học sinh và những lao động trẻ đang sinh sống tại quốc gia này. Việc hiểu rõ các mức thu nhập thuế, đặc biệt là thuế độc thân ở Đức và cách tính thuế là điều rất cần thiết.

Các quy định về thuế độc thân ở Đức dựa trên nguyên tắc công bằng. Thuế thu nhập đối với người độc thân bao gồm nhiều mức, phụ thuộc vào số tiền họ kiếm được. Những người có thu nhập cao sẽ ở mức thuế suất cao hơn.

Một trong những quy định quan trọng của người độc thân ở Đức là yêu cầu khai thuế hàng năm. Đây là quy trình mà mỗi cá nhân có thể khai báo thu nhập và các chi phí hợp lệ để nhận lại tiền hoàn thuế (nếu có).

Các quy định về thuế độc thân ở Đức

Nguồn thu nhập của du học sinh nghề tại Đức đến từ việc thực tập tại các doanh nghiệp và công việc bán thời gian. Mức thu nhập này sẽ thuộc vào nhóm chịu thuế suất thấp nhất (Steuerklasse 1). Du học sinh sẽ được miễn thuế nếu thu nhập dưới 11.604 EUR/năm. Quy định này nhằm hỗ trợ du học sinh có thể ổn định cuộc sống & tập trung vào việc học.

Việc khai thuế ở Đức sẽ giúp sinh viên giảm thiểu được nhiều khoản phải nộp. Bao gồm chi phí mua sách vở, tài liệu học tập, chi phí di chuyển hoặc tiền thuê nhà.

Cách tính thuế thu nhập cho người độc thân ở Đức

Người độc thân ở Đức sẽ thuộc nhóm thuế Steuerklasse 1 – nhóm dành cho những cá nhân chưa kết hôn, không có con hoặc người phụ thuộc. Cách tính thuế thu nhập cho nhóm này dựa trên nguyên tắc thuế lũy tiến. Chi tiết các bước tính thuế:

Thu nhập chịu thuế sẽ bao gồm tất cả các nguồn thu nhập của bạn. Bao gồm thu nhập từ công việc, học nghề, làm thêm hoặc các khoản thu nhập khác.

Đức áp dụng hệ thống với lũy tiến khởi điểm từ 14% và có thể lên 42% tùy vào mức thu nhập. Với những người có thu nhập cao, mức thuế suất có thể lên tới 45%. Tuy nhiên, đối với du học sinh nghề có thu nhập thấp, thuế suất sẽ dao động từ 14% đến 25%.

Khi theo học nghề tại Đức, bạn có thể được giảm trừ thuế thông qua một số khoản chi phí liên quan đến công việc và học tập. Bao gồm:

– Chi phí học tập và đào tạo: Chi phí cho sách vở, tài liệu, học phí hoặc các khóa học bổ sung liên quan đến nghề nghiệp.

– Chi phí di chuyển: Du học sinh nghề có thể khấu trừ chi phí đi lại từ nơi ở đến nơi học hoặc làm việc. Bao gồm vé xe, phương tiện cá nhân và các khoản chi liên quan khác.

– Chi phí thuê nhà và sinh hoạt: Trong một số trường hợp, bạn có thể kê khai chi phí thuê nhà như một phần chi phí liên quan đến công việc.

Việc kê khai thuế sẽ giúp du học sinh tính chính xác khoản thuế phải đóng sau khi đã khấu trừ các khoản hợp lệ. Quá trình này có thể thực hiện thông qua các phần mềm hỗ trợ khai thuế hoặc dịch vụ khai thuế trực tuyến để giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa chi phí.

Việc hiểu rõ thuế độc thân ở Đức là bước quan trọng để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Hãy tận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ dành cho người lao động thu nhập thấp. Đừng quên thực hiện kê khai thuế đúng hạn, tận dụng các khoản giảm trừ để tiết kiệm chi phí.

Sau khi đăng tải loạt bài về tỷ lệ sinh giảm và câu chuyện áp lực sinh thêm con của nhiều người trẻ ở Việt Nam, VietNamNet nhận được không ít ý kiến của độc giả cho rằng, “nên đánh thuế người độc thân” để khuyến khích sinh con. Tuy nhiên, cũng nhiều người lên tiếng phản đối mạnh mẽ ý kiến này.

Anh Minh Khang – người kinh doanh tự do ở Hà Nội - lập luận: “Người trẻ không muốn kết hôn, sinh con là vì cuộc sống quá tốn kém khi phải nuôi một đứa trẻ. Người ta khó khăn quá mới không dám kết hôn. Bạn còn bắt người ta phải đóng thuế?”.

Anh Khang cho rằng, đề xuất này là thiếu nhân đạo với người độc thân nếu nó được phê duyệt và đi vào thực tế.

Đồng quan điểm, chị Minh Châu – một nhân viên văn phòng ở Hà Nội - than: “Đừng nhắc đến việc đóng thêm thuế nữa! Lương tôi 12 triệu còn đang chưa đủ sống, giờ lại còn thuế độc thân thì làm sao chịu nổi!

Hãy nhìn nhận khách quan và công bằng. Đừng vì lo cho thế hệ tương lai mà gây khó khăn cho thế hệ hiện tại, bạn thấy có bất công không?”.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, anh Lê Văn Hùng – một công chức ở Hà Nội - nói, trong cuộc sống hiện đại, tình trạng độc thân có thể do 2 nguyên nhân. Một là kinh tế khó khăn đến mức không dám kết hôn, hoặc kết hôn mà không dám sinh con. Nguyên nhân thứ 2 là do chưa tìm được người phù hợp để chung sống.

“Nếu cứ áp dụng đổ đồng đánh thuế tất cả những người độc thân là không công bằng. Chẳng có ai vì bị đánh thuế mà yêu gấp, cưới vội. Thế nên, giải pháp này sẽ không mang lại hiệu quả trong việc khuyến khích sinh đẻ”.

Anh Đỗ Tiến Mạnh (Hải Phòng) cũng cho rằng việc đánh thuế người độc thân nhằm mục đích khuyến khích sinh đẻ là không công bằng và không mang lại hiệu quả.

“Nuôi một đứa trẻ ở thành thị trung bình mỗi tháng tốn 5-10 triệu đồng. Người ta sẽ không vì vài trăm nghìn tiền thuế mà đảo ngược quyết định sinh con. Vả lại, phương án gây áp lực về tài chính để bắt người dân sinh con, theo tôi là một cách xử lý ngược.

Để giải quyết được bài toán này cần cả hệ thống giáo dục, y tế, an sinh xã hội… vào cuộc, thay đổi để nâng cao đời sống người dân, giảm các chi phí ăn học, khám chữa bệnh, vui chơi, giải trí… Người dân chỉ yên tâm nuôi một đứa trẻ khi thu nhập của họ đủ để chi trả cho các chi phí vui chơi, ăn uống, học tập của con cái.

Xây thêm trường học, bệnh viện, công viên, sửa sang, nâng cấp hệ thống giao thông, đô thị… là những thứ thiết thực nhất mà người dân cần để nuôi một đứa trẻ. Những giải pháp bên ngoài như thưởng, phạt chỉ mang tính phụ trợ mà thôi!”.

Chị Mai Nga, một nhân viên kinh doanh còn độc thân ở Hà Nội, thì chia sẻ chị không quan tâm nhiều đến việc này, trừ khi mức thuế bị đánh quá cao.

“Thực tế, chúng tôi vẫn còn độc thân vì nhiều lý do – người thì chưa tìm được bạn đời phù hợp, người thì sợ trách nhiệm làm mẹ, làm vợ, người muốn tập trung cho sự nghiệp... Việc đánh thuế để khuyến khích chúng tôi sinh con sẽ chẳng có tác dụng gì vì so với chi phí nuôi con, vài trăm nghìn tiền thuế cũng chỉ là một con số nhỏ”.

Ngoài ra, chị Nga cho rằng, thực ra người độc thân ở Việt Nam cũng đã phải đóng thuế “gián tiếp”. Bởi vì những người phải nuôi con và bố mẹ già bao giờ cũng được áp dụng chính sách “giảm trừ gia cảnh” khi đóng thuế. “So với những người có con, chúng tôi đã phải đóng mức cao hơn rồi”.

Hàn Quốc – quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới (0,78) từng đưa ra đề xuất “đánh thuế người độc thân”. Ngay lập tức, đề xuất này đã nhận được sự chỉ trích dữ dội từ cộng đồng. Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát với hơn 4.000 người trong độ tuổi 20-50, 21% ủng hộ đánh thuế người chưa lập gia đình hoặc người không sinh con.

Nhóm ủng hộ đánh thuế người độc thân đưa ra 2 lập luận. Một là họ nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết để bảo vệ sự tồn tại của quốc gia. Hai là họ lo lắng người độc thân sẽ trở thành gánh nặng cho cộng đồng lúc về già.

Trước nguy cơ thiếu nguồn lao động trầm trọng trong tương lai, Chính phủ Hàn Quốc cũng nỗ lực đưa ra các giải pháp thiết thực hơn như tăng trợ cấp hàng tháng cho cha mẹ có con nhỏ dưới 1 tuổi lên 700.000 won (gần 13 triệu đồng), và dự kiến tiếp tục tăng lên 1 triệu won vào năm 2024.

Cùng với đó, các đề xuất tăng lương, tăng giờ nghỉ làm để chăm sóc con cũng đang được thảo luận.

Không chỉ ở Hàn Quốc, ở Mỹ, người độc thân cũng chịu thiệt thòi khi phải trả thêm khoản thuế nếu đi thuê căn hộ một phòng ngủ và chỉ sống một mình. Mức “thuế độc thân” này sẽ dao động tuỳ thuộc vào nơi cư trú nhưng nhìn chung đều rất cao.

Một cuộc khảo sát khác của Forbes chỉ ra: Có tới 93% người Mỹ độc thân cảm thấy áp lực trước loại thuế này. 30% trong số những người được hỏi thừa nhận, họ phải cố gắng duy trì mối quan hệ yêu đương lâu hơn một phần vì lợi ích tài chính.‏

Khi những cặp vợ chồng trẻ vẫn còn vật vã với chuyện nuôi dạy con cái, chi phí sinh hoạt đắt đỏ… thì khó đòi hỏi họ phải “sinh con vì đất nước”.

Hàng loạt quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đang phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm. Nhiều nước đang tìm mọi cách để khuyến khích phụ nữ sinh con.

Tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, Chính phủ Hàn Quốc chật vật mai mối cho người độc thân nhưng giải pháp này còn gây nhiều tranh cãi.