Tham Luận Về Công Tác Quản Lý Học Sinh
Chiều ngày 4/1, tại Thanh tra Chính phủ (TTCP), Phó Tổng TTCP Lê Sỹ Bảy đã chủ trì buổi công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu.
Sự tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học
Có thể nói rằng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện và lực lượng tham gia giáo dục mà hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc phần lớn vào sự tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia vào hoạt động giáo dục này. Học sinh phải chủ động, tích cực biến quá trình giáo dục đạo đức thành quá trình tự giáo dục và tự rèn luyện đạo đức thì mới có thể đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Do vậy, bên cạnh các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, cán bộ giáo viên, các lực lượng ngoài nhà trường tham gia trực tiếp vào giáo dục đạo đức cho học sinh thì yếu tố thuộc về tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Do vậy, chủ thể quản lý cần phải có các giải pháp cụ thể để quản lý tốt sự tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh tiểu học đối với hoạt động giáo dục này. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
1.3.5. Môi trường gia đình và phương pháp giáo dục của gia đình
Đối với học sinh tiểu học gia đình có vai trò vô cùng quan trọng với các em. Gia đình chính là nơi các em được sinh ra, lớn lên và được chăm sóc về thể chất và nuôi dưỡng về tâm hồn. Do vậy, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các em. Bầu không khí gia đình, văn hoá của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành các phẩm chất đạo đức của các em. Từ văn hoá giao tiếp, ứng xử đến nếp sống của các thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự hình thành và phát triển đạo đức của học sinh. Đặc biệt, văn hoá nêu gương của các thành viên trong gia đình là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các em lứa tuổi này. Các thành viên trong gia đình có các phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có hành vi ứng xử văn minh sẽ là tấm gương đạo đức tốt nhất cho các em noi theo. Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục các em trong gia đình cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Với lứa tuổi này, các thành viên trong gia đình cần có phương pháp giáo dục đạo đức cho các em phù hợp với lứa tuổi, giúp các em hình thành các phẩm chất đạo đức tốt thông qua chính cách giáo dục, dạy dỗ các em hàng ngày trong gia đình. Do vậy, yếu tố môi trường gia đình và phương pháp giáo dục cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Do vậy, hiệu trưởng (chủ thể quản lý) hoạt động này cần chú ý tới yếu tố này để có các giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả. Hiệu trưởng cần phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong tất cả các khâu của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học sao cho hoạt động giáo dục này đạt được mục tiêu đề ra.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
Các nội dung quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học.
Quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở tiểu học
Quản lý là một vấn đề nghiên cứu dành được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học với các chuyên ngành khác nhau như: Triết học; Xã hội học; Kinh tế học và Tâm lý học, Quản lý giáo dục,… Do vậy, đã có rất nhiều khái niệm quản lý khác nhau được đưa ra bởi các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam. Có thể nêu dẫn một số khái niệm về quản lý dưới đây:
Theo tác giả F.Taylor khái niệm quả lý được trình bầy như sau: “Quản lý là biết rõ ràng, chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành tốt công việc như thế nào,bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [Dẫn theo 10, tr 89]. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
Theo tác giả Harold Koont và cộng sự khái niệm quản lý được trình bầy như sau: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học”[25, tr138]
Theo tác giả Mary Parker Pollet: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác” [Dẫn theo 3, tr125]
Tác giả Subir Chowdhury (2006) trong tác phẩm:“Quản lý trong thế kỷ 21” đã đưa ra khái niệm quản lý như sau: Quản lý là tác động có mục đích,có kế hoạch của chủ thể quản lý tới những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến [31].
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006) khi bàn về khái niệm quản lý cũng cho rằng: Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [3].
Như vậy, từ việc phân tích các khái niệm về quản lý đã nêu dẫn ở trên, trong nghiên cứu này khái niệm quản lý được hiểu như sau:
Quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức để đạt được mục tiêu tổ chức đã đề ra.
1.2.1.2. Các chức năng của quản lý
Những chức năng cơ bản của quản lý gồm có 4 chức năng cụ thể như:
Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
Lập kế hoạch: là công việc hoạch định, gồm xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và xác định con đường, biện pháp, cách thức và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Ba nội dung chủ yếu của chức năng này là: Xác định mục tiêu đối với tổ chức; Xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra; Xác định những hoạt động cần thiết, tối ưu để đạt được mục tiêu kế hoạch là nền tảng của quản lý.
Lập kế hoạch đòi hỏi phải nắm chắc thông tin với tư duy dự báo tốt và sự tham gia dân chủ của mọi thành viên, bởi họ là người làm cho kế hoạch được thực hiện. Lập kế hoạch đi trước việc thực hiện toàn bộ chức năng quản lý khác và các chức năng quản lý khác muốn đạt hiệu quả cũng đều phải lập kế hoạch.
Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. Ứng với những mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức của đơn vị cũng khác nhau. Người quản lý cần lựa chọn cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có.
Chức năng của tổ chức bao gồm trong nó việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và việc kiểm tra, nó xuyên suốt từ đầu đến cuối quá trình quản lý, gồm các công việc sau: Tổ chức khai thác và tiếp nhận nguồn lực như: con người, cơ sở vật chất ngân quỹ, các mối quan hệ; Tổ chức thiết lập cấu trúc tổ chức bộ máy, lựa chọn, sắp xếp nhân sự bộ máy; quy định chức năng, quyền hạn và phân công nhiệm vụ cụ thể; Tổ chức triển khai kế hoạch đến những người thực hiện: thuyết phục động viên mọi người chấp nhận kế hoạch; Xác định cơ chế phối hợp, tạo sự hợp tác, liên kết, giám sát thông tin, các quan hệ ngang dọc; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đánh giá, đề bạt đãi ngộ, phát triển vốn quý của tổ chức là nguồn lực con người; Xây dựng và duy trì những hệ thống các vai trò nhiệm vụ trong một tổ chức là chức năng tổ chức trong quản lý.
Lãnh đạo, điều hành: Là quá trình tác động, huy động và giúp đỡ những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tình tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo được xác định như là sự tác động, như một nghệ thuật, hay một quá trình tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho tổ chức vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Đó là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế, tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, phát hiện những sai lệch, đề ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Kiểm tra không hẳn là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, bởi kiểm tra không chỉ diễn ra khi công việc đã hoàn thành có kết quả, mà nó diễn ra trong suốt quá trình từ đầu đến cuối, từ lúc chuẩn bị xây dựng kế hoạch. Kiểm tra phải dựa vào kế hoạch, tiêu chuẩn cụ thể và chế độ trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận đã được xác định. Kiểm tra cung cấp thông tin cho quản lý mà thông tin là chất liệu cho các quyết định trong quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành linh hoạt, thích ứng với thay đổi của môi trường. Bởi vậy, quản lý- lãnh đạo mà thiếu kiểm tra thì như không có quản lý hay lãnh đạo. Nói tóm lại, các chức năng quản lý kế tiếp và độc lập với nhau chỉ là tương đối mà các chức năng của quản lý mối quan hệ biện chứng chặt chẽ tùy theo thời điểm, nội dung mà một số chức năng có thể tiến hành đồng thời, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau.