Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu Khác Nhau Như Thế Nào
“Nhãn hiệu” là khái niệm được pháp luật bảo hộ nhưng “Thương hiệu” lại là khái niệm được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là nội dung mà Luatvietnam hướng dẫn để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ.
Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.
Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh.
Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.
10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.
Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể.
Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Tóm lại, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo vệ. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu sẽ giúp các cá nhân, tổ chức bảo hộ và khai thác giá trị sản phẩm của mình.
Hiểu như thế nào là thương hiệu?
Hiện nay thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng một cách rộng rãi. Khi nói đến thương hiệu thì luôn đi kèm với giá trị của nó. Ví dụ: “Thương hiệu top 1 Việt Nam”, “Thương hiệu đắt giá nhất”... Thương hiệu được gọi tên trùng với nhãn hiệu nên hai khái niệm này thường có sự nhầm lẫn với nhau. Thương hiệu có một số đặc điểm sau:
- Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị.
- Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ mà chỉ được xã hội và người tiêu dùng công nhận.
- Thương hiệu không có các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh như nhãn hiệu.
- Thương hiệu không thể xác định chính xác thời gian tồn tại.