Hàng chính hãng, đa dạng và phong phú

Các loại mũ bảo hiểm phù hợp cho xe đạp điện, xe máy điện

Như vậy nếu bạn không đội mũ bảo hiểm, hoặc không cài quai đúng cách thì cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể phạt bạn 200.000 vnd – 300.000 vnd. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức thì nên có trách nhiệm đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh mình tránh trường hợp đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm và gặp nhiều trường hợp không may xảy ra. Và lựa chọn cho mình những chiếc mũ bảo hiểm phù hợp và an toàn cho bản thân mình nhé.

Trẻ 15 tuổi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm có bị phạt tiền?

Thứ nhất, về hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông:

Theo quy định tại Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

"3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:...i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;"

Theo đó, đối với người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này con của bạn mới 15 tuổi.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

"3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền."

Như vậy, trong trường hợp con của bạn mới 15 tuổi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền.

Thứ hai,về hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

"1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô."

Như vậy, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe máy thì chỉ bị phạt cảnh cáo, không áp dụng hình thức phạt tiền.

Tóm lại, con trai của bạn 15 tuổi điều khiển xe máy mà không đội mũ bảo hiểm thì sẽ không bị phạt tiền về hành vi không đội mũ bảo hiểm; không phạt tiền về hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi. Trong trường hợp này chỉ bị phạt cảnh cáo.

Xe đạp điện ngày nay đã trở thành một phương tiện phổ biến không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà còn phù hợp với nhiều đối tượng nhờ tính tiết kiệm và tiện dụng của nó. Tuy nhiên nhiều người đang băn khoăn không biết liệu đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm thì có bị phạt không? Và nếu bị phạt thì mức phạt là bao nhiêu? Hãy cùng HJC Helmets tìm hiểu ngay dưới đây nhé !

Tìm hiểu xe đạp điện, xe máy điện là gì?

Xe đạp điện là xe thô sơ 2 bánh, có bàn đạp và vận tốc tối đa không quá 25km/h và có thể di chuyển được ngay cả khi tắt máy, công suất máy không lớn hơn 250W.  Bằng cơ cấu đạp chân của xe đạp điện: Khi vận hành bằng cơ cấu đạp chân, trong thời gian không quá 30 phút xe phải có khả năng đi được quãng đường 7 km

Xe máy điện là xe 2 bánh không có bàn đạp và vận tốc tối đa không quá 50km/h và không thể di chuyển được khi tắt máy.

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm có sao không?

Tham gia đường bộ bằng phương tiện xe đạp điện sẽ bị phạt nếu như:

Mức xử phạt đối với người tham gia giao thông bằng xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm

Tuỳ theo mức độ vi phạm người vi phạm có thể bị phạt từ 100.000 – 200.000 VND với các trường hợp điều khiển xe máy, xe máy điện, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng cách theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Đối với trường hợp xe máy điện không đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt 300.000 VND

Vậy có thể kết luận rằng nếu học sinh hay bất kì ai di chuyển xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm đồng thời chở người không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt mức phạt 600.000 VND.

Vậy thế nào là cài quai đúng cách? Cài quai đúng cách có thể hiểu đơn giản là đội mũ bảo hiểm phải thắt cài chắc chắn, dây quai không được quá lỏng, dây quai phải ôm sát lấy cằm người đội thì mới coi là cài quai đúng cách.

Bên cạnh đó khi đội mũ kiểm tra xem mũ bảo hiểm khi đẩy về phía trước Không đội mũ hở phần sau khi buộc tóc cao sau đầu. Nếu mũ bảo hiểm đã va chạm hoặc xuất hiện các vết nứt thì cũng không nên sử dụng lại.