Mở Đường Hoàng Cầu Voi Phục
Email: [email protected]
Tại Sao Nên Học Dự Bị Đại Học?
#1 Sự chênh lệch về chương trình và chất lượng giáo dục
Vì có sự chênh lệch giữa hệ thống cũng như chất lượng giáo dục ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam, khác xa so với các nước có nền giáo dục phát triển hơn chúng ta như Úc, Canada, New Zealand, Mỹ, Anh, Đức. Vì thế nếu học sinh vừa mới tốt nghiệp THPT thì chưa đủ điều kiện để có thể vào học năm nhất đại học vì khó theo kịp được.
#2 Chương trình dự bị Đại học giúp cải thiện tiếng Anh
Mặc dù có nhiều ứng viên có trình độ IELTS cao nhưng khi qua sinh sống và học tập ở môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh các em lại gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, việc này làm cho các em dễ chán nản, vì thế chương trình hệ dự bị Đại học với nhiều giờ học tiếng Anh sẽ giúp các em rèn luyện tốt hơn.
Ngoài ra, với sự kèm cặp đến từ các giáo viên bản ngữ cùng những chỉnh sửa kịp thời để giúp các em hoàn thiện và tốt lên mỗi ngày. Với sỉ số lớp học chỉ từ 15 – 21 học sinh là một trong những điều kiện tốt để các em nhận được sự quan tâm, hướng dẫn cũng như thể hiện hết mình. Không quá ngạc nhiên khi nhiều em sau 2 tháng tham gia đã tự tin và phát triển tiếng Anh rất nhanh.
#3 Hệ dự bị Đại học trang bị cho học viên những kiến thức chuyên ngành
Đại học dự bị là gì? Đó là sự chuẩn bị cho việc học Đại học chính thức, nếu bạn đã xác định chuyên ngành mình sẽ theo đuổi ở bậc Đại học thì bạn sẽ được chuẩn bị bằng việc chọn những môn học có liên quan đến ngành học tương lai của mình, từ đó bạn sẽ được làm quen dần với những gì mình sẽ học ở Đại học, với cách dạy chậm mà chắc nên bạn sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
Còn đối với những học viên chưa chọn được chuyên ngành mình sẽ học ở Đại học, khi theo học hệ dự bị Đại học các bạn sẽ được thầy cô tư vấn tận tình để giúp bạn đưa ra lựa chọn chính xác nhất cho mình. Rất nhiều bạn học sinh Việt Nam đã tìm được ngành học sau khi tham gia chương trình dự bị Đại học mặc dù trước đó những ứng viên này đã học đến lớp tận lớp 12.
#4 Trang bị những kỹ năng mềm cần thiết
Lợi ích khi học hệ dự bị đại học là gì? Ngoài những lợi ích kể trên, chương trình còn giúp trang bị những kỹ năng mềm cho học viên, điều mà đa số các học viên ở Việt Nam còn thiếu.
Cụ thể các bạn sẽ được trang bị những kỹ năng mềm như: viết bài luận, thuyết trình trước lớp, kỹ năng độc lập và còn nhiều những kỹ năng bổ ích khi theo học ở Đại học, tất cả sẽ được trang bị khi các bạn tham gia vào chương trình ở các trường dự bị Đại học nhằm giúp các bạn có một bước đệm vững chắc để sẵn sàng bước vào môi trường Đại học nhé!
Đức ngoài là điểm đến hấp dẫn với chất lượng giáo dục cao cùng với cơ sở vật chất đầy đủ hiện đại nhằm đáp ứng cho các du học sinh trên toàn thế giới theo học các bậc Đại học và sau Đại học, thì đây còn là điểm đến cho các ứng viên du học hệ dự bị tại Đức, các bạn có thể tìm hiểu thêm về Du học Đức, còn dưới đây là những thông tin về du học hệ Dự bị ở Đức nhé!
Du học hệ dự bị tại Đức là gì?
Là chương trình dành cho sinh viên đến từ những quốc gia không nằm trong khối liên minh Châu Âu EU, có mong muốn được học tập tại Đức nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đầu vào của bậc học Đại học, với thời gian học kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.
Những khóa học ở các trường Đại học dự bị tại Đức là bắt buộc đối với các bạn sinh viên Việt Nam vừa thi đỗ Đại học hoặc đã học Đại học nhưng chưa quá 2 năm, nhằm cân bằng với thời gian học của học sinh tại Đức, giá trị của bằng tốt nghiệp dự bị Đại học sẽ tương đương với bằng tốt nghiệp THPT của học sinh Đức được gọi là Abitur.
Sau khi đã có chứng chỉ Abitur, bạn sẽ được phép nộp xét tuyển vào các ngành của các trường đại học trên toàn nước Đức.
Chương trình chuyển tiếp dự bị tại Đức
#1 Kỳ kiểm tra đánh giá Feststellungsprüfung cho một Trường Đại học Khoa học Ứng dụng (Hochschule, Fachhochschule):
Một học sinh Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Việt Nam, trước khi được chấp nhận vào học tại một Trường Đại học tại Đức, về nguyên tắc, phải vượt qua kỳ “Thi đánh giá chất lượng tương đương” (Feststellungsprüfung – FSP).
Xét về trình độ Văn hóa, chỉ những người đã Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Việt Nam, đã trúng tuyển vào hệ Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được tham gia kỳ kiểm tra đánh giá Feststellungsprüfung. Các Trường Hệ dự bị Đại học tại Đức (Studienkolleg) có các Chương trình chuẩn bị cho kỳ thi Feststellungsprüfung này.
Tân Sinh viên có thể chuẩn bị trước cho kỳ thi này tại một Trường thuộc hệ dự bị Đại học (Studienkolleg) dành cho các Trường Đại học Khoa học Ứng dụng thông thường trong hai Học kỳ. Tại đây các khóa dạy trọng tâm theo nguyện vọng học sau này của tân Sinh viên.
Các môn học và môn thi trong trường Dự bị Đại học (Studienkolleg) là:
#2 Kỳ kiểm tra đánh giá Feststellungsprüfung cho một Trường Đại học Tổng hợp (Universität, Technische Universität):
Tân Sinh viên có thể chuẩn bị trước cho kỳ thi này tại một Trường Dự bị Đại học (Studienkolleg) cho các Trường Đại học Tổng hợp thông thường trong hai Học kỳ. Tại đây các khóa dạy trọng tâm theo nguyện vọng học sau này của tân Sinh viên. Kỳ thi bao gồm phần Lý thuyết và phần Vấn đáp.
Đối với tất cả các tân Sinh viên, môn Đức ngữ là môn thi bắt buộc. Học viên có Chứng chỉ “Zentrale Oberstufenprüfung” (ZOP), “Kleines Deutsches Sprachdiplom” (KDS), “Großes Deutsches Sprachdiplom” (GDS) của Viện Goethe, bằng “TestDaF-4” hay đã đậu kỳ thi “Deutsche Sprachprüfung für den Hochschulzugang ausländischer Studienbewerber” (DSH-2) thì được miễn thi môn Đức ngữ.
Tại các Trường Hệ dự bị Đại học có các khóa học trọng tâm cho các Ngành học Đại học sau này như sau:
Feststellungsprüfung chỉ có thể thi lại duy nhất một lần tại cùng một Trường Dự bị Đại học và sớm nhất sáu tháng sau khi thi kỳ đầu tiên.
Trên đây là những thông tin về hệ dự bị Đại học mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ có được một sự chuẩn bị cũng như sáng suốt hơn trong việc đưa ra những quyết định của mình, nếu bạn muốn biết thêm về chương trình này hãy liên hệ trung tâm ALT Scholarships để nhận được tư vấn chi tiết và cụ thể phù hợp với mong muốn của bản thân nhé.
Đối tượng học dự bị đại học tại Đức là ai?
#1 Những bạn đã tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp cao đẳng chính quy tại Việt Nam và những bạn có giấy báo trúng tuyển vào một trường Đại học chính quy ở Việt Nam
Với những bạn nêu trên các bạn bắt buộc phải học chương trình Du học hệ dự bị Đại học tại Đức để lấy chứng nhận FSP tương đương bằng Abitur, rồi sau đó mới có thể đăng ký xét tuyển vào các trường Đại học.
#2 Những bạn đã tốt nghiệp một trường Đại học ở Việt Nam
Chương trình dự bị Đại học lúc này sẽ không bắt buộc đối với những ứng viên này, tuy nhiên bạn cần phải thi một kỳ thi khác để nhận được chứng chỉ DHS nhằm tiếp tục học lên thạc sĩ cùng nhóm ngành, hoặc học lấy bằng cử nhân cùng hoặc khác nhóm ngành tại một trường Đại học trên toàn nước Đức đều được.
#3 Những bạn đã học hết 4 kỳ (2 năm) ở một trường chính quy tại Việt Nam
Những bạn này sẽ được chuyển thẳng vào học học kỳ đầu tiên cùng nhóm ngành ở một trường Đại học tại Đức.
Du học hệ dự bị tại Đức thông thường sẽ có thời gian học trong vòng 1 năm tức 2 học kỳ, nhưng bạn sẽ có 2 năm kể từ ngày nhận Visa để hoàn thành hết chương trình du học hệ dự bị tại Đức. Nếu sau 2 năm mà bạn chưa hoàn thành thì bạn sẽ phải quay về nước, còn nếu bạn đã hoàn thành tốt khóa học thì có thể đăng ký học thêm tiếng Đức nhằm chuẩn bị chắc chắn hơn.
Một điều đáng lưu ý là khi kết thúc chương trình học của 2 học kỳ, bạn cần làm một bài kiểm tra đầu ra FSP, bài thi là điều kiện cần để có thể xét tuyển vào các trường Đại học ở Đức, bạn chỉ được phép thi tối đa 2 lần cho bài kiểm tra đầu ra FSP, vì thế hãy nỗ lực để hoàn thành tốt bài kiểm tra này bạn nhé!
Nếu bạn đã tham gia bài kiểm tra FSP này 2 lần và bị trượt, trong khi bạn chưa nhận được chứng nhận của trường Hệ dự bị đại học, dù thời gian trên Visa chưa hết 2 năm bạn vẫn bắt buộc phải kết thúc và quay trở về nước.