Đồng chí Trần Hiệu - Thủ trưởng đầu tiên của ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam

Đồng chí Đào Phúc Lộc cùng vợ Hoàng Minh Phụng và con gái Đào Thị Minh Vân năm 1947. Ảnh tư liệu

Năm 1943, ông chủ trì thành lập Huyện bộ Việt Minh Móng Cái, trực tiếp lãnh đạo phong trào ở đây. Từ đó đến năm 1945, ông đã bồi dưỡng, đào tạo cho cách mạng nhiều cán bộ nòng cốt của Quân đội và ngành tình báo. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, tình hình Móng Cái hết sức phức tạp. Đào Phúc Lộc đã cùng các đồng chí của mình kiên trì đấu tranh, hoạt động bí mật, đưa nhiều đầu mối chui vào hàng ngũ Việt Quốc, Việt Cách, giữ vững và phát triển phong trào Việt Minh ở Móng Cái.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Chính quyền cách mạng non trẻ phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, nạn đói; vận mệnh của dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Trước tình hình đó, yêu cầu nắm địch là đặc biệt quan trọng. Ngày 25-10-1945, tại số nhà 18 phố Nguyễn Du, Hà Nội, Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập. Đồng chí Đào Phúc Lộc là Trưởng phòng Tình báo đầu tiên.

Về sự kiện đặc biệt này, Đại tá Đào An Việt, Phó chủ nhiệm Chính trị Tổng cục II, cho biết: “Việc thành lập Phòng Tình báo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự sáng suốt của Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Từ đây, Quân đội ta đã có một cơ quan chuyên trách để nắm địch, giúp trên đánh giá đúng âm mưu, ý đồ của địch để phục vụ kháng chiến, kiến quốc, đặt nền móng cho ngành tình báo quốc phòng xây dựng và trưởng thành, là niềm tự hào của toàn thể cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong ngành”.

Phòng Tình báo được thành lập có nhiệm vụ điều tra về quân sự, ngoại giao, chính trị, kinh tế của ngoại quốc và bọn phản động trong nước, trọng tâm là quân sự. Đồng chí Đào Phúc Lộc đã tổ chức mạng lưới, nắm tình hình quân địch, cài người vào trong các tổ chức có người Pháp như thư ký, đánh máy, làm nhà thầu cho các cơ quan, doanh trại có người Pháp. Các lưới tình báo đã lấy được nhiều tin quan trọng như kế hoạch Pháp gây hấn ở Hà Nội; mưu đồ của Pháp bí mật tổ chức những nhóm Pháp kiều vũ trang... Phòng Tình báo cài người vào sân bay Gia Lâm để chuẩn bị cho Đội quyết tử vào đánh sân bay, phối hợp với Nha Công an đập tan âm mưu đảo chính, tiêu diệt hang ổ phản động Quốc dân Đảng ở phố Ôn Như Hầu...

Tổ chức huấn luyện lực lượng chặt chẽ

Theo Đại tá Đào An Việt, chỉ trong một thời gian ngắn trên cương vị Trưởng phòng Tình báo, từ tháng 10-1945 đến tháng 3-1947, đồng chí Đào Phúc Lộc đã tổ chức lực lượng, hình thành và xây dựng ban tình báo ở 26 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc.

Để có cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động, Trưởng phòng Đào Phúc Lộc đã chỉ đạo Phòng Tình báo soạn thảo các nội dung để trực tiếp huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ. Cuối năm 1945, lớp huấn luyện đầu tiên do đồng chí trực tiếp hướng dẫn tại số nhà 36 Đại lộ Carreau (nay là số nhà 18 Lý Thường Kiệt), Hà Nội được mở. Tháng 3-1947, đồng chí mở lớp tình báo quân sự đầu tiên tại Tuyên Quang với 48 học viên.

Trong quá trình hoạt động ở miền Nam, đồng chí cũng tổ chức nhiều lớp học ngắn hạn để bổ sung lực lượng cho ngành tình báo, tập trung vào các nghiệp vụ như tổ chức hoạt động nội thành; nghiên cứu tình hình địch; tổ chức mạng lưới cơ sở; cài người vào sâu trong hàng ngũ địch... Với tầm nhìn chiến lược, tài năng và tư duy sáng tạo, giàu kinh nghiệm, đồng chí đã dày công xây dựng cơ sở lý luận, kế hoạch đào tạo, định hướng phát triển ngành tình báo địch tình-binh vận trở thành những mũi nhọn tiến công đối phương ngay tại sào huyệt của chúng.

Các lớp giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tình báo đã trở thành nơi ươm mầm nhiều hạt giống cách mạng, trở thành những cán bộ nòng cốt cao cấp trong Quân đội, góp phần làm nên những chiến công, thành tích của lực lượng tình báo quốc phòng. Thiếu tướng Cao Pha, nguyên Phó cục trưởng Cục Tình báo, nguyên Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, từng viết về đồng chí Hoàng Minh Đạo: “Anh đặt nền móng cho những bước đi chập chững ban đầu của ngành (tình báo). Vạn sự khởi đầu nan, công của anh Đạo cả”.

Tháng 9-1948, đồng chí Đào Phúc Lộc được điều động vào Nam. Tháng 10-1949, đồng chí được phân công làm Trưởng ban Quân báo Nam Bộ. Tháng 7-1954, Hiệp định Geneva được ký kết. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tạm thời do đối phương kiểm soát. Từ đây bắt đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thời kỳ mới của ngành tình báo quốc phòng Việt Nam.

Những năm 1955-1956, đồng chí đã chỉ đạo khoét sâu mâu thuẫn nội bộ địch, dựng cờ các giáo phái ly khai chống Mỹ-Diệm, tổ chức các lực lượng vũ trang cách mạng trong nội thành. Năm 1963, đồng chí Đào Phúc Lộc được tăng cường cho khu trọng điểm Đặc khu Sài Gòn-Gia Định, nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não ngụy. Một đêm cuối năm 1969, trên đường về Trung ương Cục, bị địch phục kích, đồng chí cùng đồng đội đã anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và hy sinh trên sông Vàm Cỏ Đông.

Sự ra đi của đồng chí Đào Phúc Lộc là mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước, ngành tình báo Việt Nam, đồng nghiệp và gia đình. Là người trực tiếp chỉ đạo giao nhiệm vụ cho đồng chí Hoàng Minh Đạo vào Nam làm Trưởng ban Quân báo Nam Bộ năm 1948, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Anh đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc...”.

Đại tá Đào An Việt khái quát: “Với vai trò là trưởng phòng tình báo đầu tiên, đồng chí Hoàng Minh Đạo đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với ngành tình báo quốc phòng, như xây dựng hệ thống điều hành, chỉ huy tình báo từ Trung ương đến cơ sở; đào tạo, huấn luyện và xây dựng đội ngũ cán bộ tình báo và góp phần định hình nghệ thuật chỉ đạo và tổ chức hoạt động tình báo, đặt nền móng cho phát triển cả lý luận và thực tiễn của tình báo sau này”.

Ghi nhớ công lao của người đặt nền móng cho ngành tình báo quốc phòng Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Hồ Chí Minh đối với đồng chí Đào Phúc Lộc.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Tư liệu Hồ sơ xem các tin, bài liên quan.

Đất nước 79 năm hành trình, hơn 30 năm binh lửa chiến tranh, một Điện Biên chấn động địa cầu, một mùa xuân đại thắng 30 tháng 4 lịch sử, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Hơn 40 năm sau ngày hòa bình nhưng đất nước đã mấy khi yên hàn giặc giã, đất nước bao chàng trai, cô gái trở thành người lính, biết bao người lính vì dân, vì nước mà hiến dâng trọn cả đời mình. Trong tiến trình lịch sử ấy, đồng hành cùng non sông đất nước và quân đội, ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam đã ra đời, hình thành và phát triển, đến nay đã tròn 79 năm ngày thành lập (25/10/1945 - 25/10/2024).

Những thập niên đầu của của thế kỷ 20, lòng người chia làm trăm ngả, đất nước ta mênh mông trong đêm dài nô lệ, bước chân của những người cộng sản Việt Nam tiên phong đã tìm đến một con đường sáng vừa khai phá, đó là “Chủ nghĩa cộng sản”. Mười lăm năm sau ngày ra đời ấy, năm 1945 một cuộc cách mạng đã bùng lên, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác kính yêu, đại biểu cho những người cộng sản kiên trung ấy đã tuyên bố quyền độc lập tự do của dân tộc mình và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các dân tộc thuộc địa vùng lên đánh đổ chế độ thực dân đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc mình. Chính vì lẽ đó mà bọn thực dân đế quốc và các thế lực thù địch đã cấu kết với nhau, dùng trăm phương ngàn kế hòng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ. Vận mệnh quốc gia, dân tộc đang lâm nguy như “Ngàn cân treo đầu rợi tóc”. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh phát triển lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Sự ra đời của Quân đội ta, tất yếu phải tổ chức ra lực lượng Tình báo quân sự chuyên trách phục vụ kịp thời nhu cầu chiến đấu và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.

Trên thực tế, trong thời gian trước và sau cách mạng tháng tám các xứ ủy, tỉnh ủy và lực lượng vũ trang các phân khu, địa phương đã hình thành tổ chức tình báo của mình, tuy nhiên lực lượng còn mỏng, tổ chức chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất và hiệu quả hoạt động chưa cao. Để nắm chắc tình hình địch và chủ động chuẩn bị lâu dài cho kháng chiến trên phạm vi toàn quốc, ta chủ trương xây dựng một cơ quan Tình báo Quân sự thống nhất từ Bộ Quốc phòng xuống đến các đơn vị và địa phương, ngày 25/10/1945 Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội quốc gia Việt Nam (nay là Quân đội Nhân dân Việt Nam) chính thức được thành lập trên cơ sở hợp nhất các lực lượng Tình báo của Đảng và Quân đội. Đây là tổ chức Tình báo đầu tiên của Việt Nam và là tiền thân của Tổng cục Tình báo Quốc phòng Việt Nam (Tổng cục 2) ngày nay. Từ đó, ngày 25/10 hàng năm đã trở thàng ngày truyền thống ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam.

Bảy mươi chín năm, một chặng đường gian lao mà anh dũng với những chiến công xuất sắc trên mặt trận thầm lặng; lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sỹ ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc, mỗi bước đi mỗi thăng trầm, mỗi bi thương và hùng tráng để viết nên những trang sử riêng của thời đại mình, giàu sự tích và đẫm màu thuyền thoại, không thẹn với tiền nhân và hậu thế với những điệp đã trở thành huyền thoại như: Trần Hiệu, Mười Hương, Đặng Trần Đức, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn… Đây thực sự là những điệp viên xuất sắc, cán bộ tình bảo giỏi và người chỉ huy có tầm nhìn chiến lược gắn với những chiến công đã được ghi dấu bằng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý cho toàn ngành như: Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới; 1 Huân chương Sao Vàng; 2 Huân chương Hồ Chí Minh; 2 Huân chương Độc lập hạng nhất; 1 Huân chương quân công hạng nhất; 1 Huân chương Chiến công hạng nhất; 37 lượt Tập thể Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 42 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Tình báo quốc phòng là cánh tay đắc lực của Đảng, Nhà nước và Quân đội đối phó có hiệu quả với kế hoạch hậu chiến, chiến tranh phá hoại nhiều mặt và chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tình báo Quốc phòng thực hiện đầy đủ chức năng là cơ quan tình báo chiến lược toàn diện của Đảng, Nhà nước, đồng thời là cơ quan tình báo chuyên ngành quân sự của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ, có nhiều mặt xuất sắc.

Ghi nhận công sức và thành tích của Tình báo, ngày 23 tháng 10 năm 2020, nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Tổng cục tình báo quốc phòng vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Gần 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tình báo Quốc phòng Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng cả về tổ chức, lực lượng và chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ nắm địch trong từng giai đoạn cách mạng, xứng đáng là lực lượng nắm địch sắc bén, là tai mắt của Đảng và Quân đội.

Hôm nay nghĩ về hôm qua, lòng bỗng tràn đầy kiêu hãnh, giá trị tinh thần thiêng liêng bất diệt, niềm kiêu hãnh vô bờ của nhiều thế hệ… tiềm chứa một sức mạnh vật chất phi thường, là niềm tự hào và là hành trang quyết định cho chúng tôi trên chặng đường tiếp bước cha, anh với một niềm tin trọn vẹn, cho hôm nay, cho mai sau và mãi mãi...

Là thế hệ cán bộ, giảng viên trẻ của Khoa Trinh sát - Học viện Quốc phòng, một bộ phận cấu thành quan trọng của Tình báo Quốc phòng Việt Nam, chúng tôi nguyện đem hết sức trẻ, trí tuệ và lòng nhiệt thành; phấn đấu hết mình, thi đua dạy tốt, học tốt; góp phần xây dựng khoa, xây dựng Học viện và xây dựng ngành Tình báo Quốc phòng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại; không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực chuyên môn đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam, một lần nữa chúng ta hãy khắc sâu, ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ và những đồng chí, đồng đội trong ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp cách mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh./.

Tin, bài và ảnh : Đại tá Nguyễn Công Sắc

Khoa Trinh sát, Học viện Quốc phòng

(Bqp.vn) - Tổng cục Tình báo quốc phòng giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tình báo. Tổng cục Tình báo quốc phòng là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác tình báo ở cấp chiến lược; là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về tổ chức lực lượng và hoạt động tình báo; đồng thời, là cơ quan đầu ngành trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ tình báo đối với hệ thống quân báo - trinh sát toàn quân.