Kịch Thế Giới Trẻ Nghiệp Quật
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG SUỐT 9h00 ĐẾN 21h00 ! ĐT ĐẶT VÉ : (028) 2228 3825 : 0869 047 971
Những ngôn ngữ tốn 24 - 36 tuần
Trung bình mất khoảng 36 tuần để người Mỹ sử dụng thuần thục tiếng Đức - Ảnh: GETTY IMAGES
Kết quả, với tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, các nhà ngoại giao Mỹ mất từ 24 - 30 tuần học để thành thạo. Thời gian tương đối nhanh là vì có khá nhiều sự giống nhau giữa tiếng Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Anh. Không ít từ vựng tiếng Anh bị ảnh hưởng bởi tiếng Pháp, Tây Ban Nha và ngược lại.
Khó hơn một chút là tiếng Đức, mất khoảng 36 tuần. Tiếng Đức thường được coi là một trong những ngôn ngữ khó học nhất đối với người nói tiếng Anh do ngữ pháp và cấu trúc câu phức tạp.
Cũng mất 36 tuần như tiếng Đức là tiếng Indonesia. Dù ngữ pháp đơn giản và không có cách chia động từ phức tạp, nhưng vấn đề lại nằm ở vốn từ vựng phong phú và sự đa dạng của các phương ngữ.
Indonesia là một quần đảo rộng lớn với hơn 700 ngôn ngữ được sử dụng trên khắp các hòn đảo. Mặc dù tiếng Bahasa Indonesia là ngôn ngữ chính thức nhưng mỗi vùng có thể có tiếng địa phương và tiếng lóng riêng.
Những ngôn ngữ tốn 44 - 88 tuần
Một số ngôn ngữ tốn hơn 44 tuần để dùng thành thạo bao gồm tiếng Hindi của Ấn Độ, tiếng Hy Lạp, tiếng Tagalog của Philippines. Sự phức tạp ở những ngôn ngữ này nằm ở ngữ pháp và hệ thống chữ viết khác biệt với tiếng Anh.
Chẳng hạn, tiếng Tagalog sử dụng các phụ tố động từ để diễn đạt các trạng thái khác nhau của cùng một hành động. Động từ "luto" (nấu ăn) có thể trở thành "niluluto" (đang được nấu), "lulutuin" (sẽ nấu) hoặc "pinaluto" (đã nấu cho ai đó).
Tiếng Trung Quốc là một trong những ngôn ngữ khó học nhất với người Mỹ, mất tới 88 tuần để sử dụng thành thạo - Ảnh: GETTY IMAGES
Cuối cùng là nhóm các ngôn ngữ khó học nhất, mất đến 88 tuần để thuần thục. Trong nhóm này có tiếng Hoa, tiếng Hàn Quốc, tiếng Ả Rập.
Khó khăn nằm ở hệ thống chữ viết khác biệt với những người nói tiếng Anh, hệ thống từ vựng khổng lồ, đa dạng phương ngữ.
Điển hình, trong khi tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại (MSA) là ngôn ngữ viết và nói chính thức trên khắp thế giới Ả Rập, thì mỗi khu vực lại có các phương ngữ thông tục riêng và khác biệt đáng kể.
Một rắc rối khác là thanh điệu, nghĩa của một từ có thể thay đổi hoàn toàn dựa trên thanh điệu.
Ví dụ, cùng một âm "ma" nhưng với những thanh điệu khác nhau ("mā", "mǎ", "má") sẽ có nghĩa rất khác nhau, như "mẹ", "ngựa" hay "cây gai dầu". Nhiều người nói tiếng Anh cảm thấy vô cùng vất vả để nghe và phân biệt được các thanh điệu này.
Phương Trinh (thứ hai từ trái sang) nhận được giấy khen từ thuyền trưởng và giám đốc hãng tàu đang làm việc - Ảnh: NVCC
Tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế của Đại học Khoa học xã hội nhân văn (ĐHQG TP.HCM) và chưa từng đi biển, nhưng với vốn ngoại ngữ và ước mơ được đi nhiều nơi đã đưa đẩy Trinh tới quyết định trở thành thuyền viên của một du thuyền 6 sao. Hiện, Phương Trinh là nữ thuyền viên Việt Nam duy nhất của tàu Seven Seas Voyager thuộc Hãng Regent Seven Seas Cruises (Mỹ).
Hành trình của Trinh bắt đầu bằng những ngày tìm kiếm trên mạng, nộp đơn, phỏng vấn và bị từ chối vì đủ lý do, từ không có kinh nghiệm đến việc người quá… gầy để có thể đi biển. Thế là cô gái nhỏ nhắn Nguyễn Phương Trinh khăn gói ra Phú Quốc (Kiên Giang) học cách rót từng ly rượu và bưng bê chén đĩa tại một resort nổi tiếng.
Vốn dĩ trước giờ được bảo bọc, chỉ làm công việc bàn giấy, nên Trinh kể ngày đầu mới làm được 3 tiếng là muốn xách vali về nhà ngay lập tức. Những cái khay to gấp 2 lần Trinh chất đầy chén dĩa và những bộ dao nĩa bằng bạc là thứ khiến Trinh nhụt chí đầu tiên. Chưa quen việc mới và không có nền tảng thể lực, Trinh lại phải chứng kiến nhiều cái lắc đầu từ những người đối diện khi họ nghe Trinh muốn đi tàu biển.
"Ốm yếu vầy sao mà đi nổi. Có đi cũng không hoàn thành hợp đồng đầu tiên được đâu. Suy nghĩ lại đi", Trinh nhớ lại. "Nhưng tính mình được cái… lì. Chắc nhờ người ta nói vậy nên mới có thêm động lực bám lại". Làm được hơn 4 tháng thì Trinh được cho đứng tại quầy (lounge), không cần bưng bê nặng nhọc như trước, được nhiều khách khen trên TripAdvisor và xuất hiện trên bức tường "vinh danh" của resort.
Cơ hội đến với Trinh khi một hãng tàu của Mỹ mở văn phòng ở Việt Nam và tuyển nhân sự. Trinh nộp đơn, trở thành ứng viên nhỏ tuổi được nhận ngay lần phỏng vấn đầu tiên.
Phục vụ trên du thuyền 6 sao dành cho giới thượng lưu từ khắp nơi trên thế giới là trải nghiệm đáng nhớ của Trinh với rất nhiều kỷ niệm. Con tàu Trinh phục vụ cũng gần như một thế giới thu nhỏ khi chỉ có 450 nhân viên nhưng lại thuộc 60 quốc tịch khác nhau, từ Âu sang Phi rồi Á. Tàu chỉ có khoảng 700 khách nhưng toàn là khách VIP.
Trinh quay lại công việc bưng bê đã học nhưng độ khó tăng lên gấp bội. "Còn nhớ lúc mới lên tàu, mình làm rơi bể đủ thứ, nhiều lúc khách nói cũng không hiểu vì họ tới từ nhiều nước khác nhau nên ngữ điệu tiếng Anh cũng khác. Có lần rót rượu cho khách nhưng lại để rơi một giọt trên bàn hay mở chai champagne gây ra tiếng động. Đây là những điều cực kỳ tối kỵ trên các du thuyền hạng sang".
Cô thừa nhận mình có phần may mắn vì mắc nhiều lỗi nhưng gặp khách tốt và dễ thông cảm. "Có một cặp vợ chồng lớn tuổi người Mỹ biết tôi mới lên tàu vài ngày, cũng là lần đầu tiên đi làm và là người Việt duy nhất trên tàu nên rất thương, hay quan tâm hỏi han. Ngày rời tàu, họ tới thì thầm với quản lý, nhắn nhủ phải chăm sóc con bé nhỏ xíu đó".
Cực là vậy nhưng Trinh hồ hởi chia sẻ ước mơ "Mỗi ngày thức dậy ở một đất nước xinh đẹp" đang thành hiện thực. "Sau hành trình dài tôi khám phá ra nhiều điều về bản thân hơn: À, thì ra mình mạnh mẽ đến vậy, giờ bị thả vào một nơi không quen không biết ai, mình vẫn có thể sống sót".
Facebook của Trinh giờ tràn ngập hình ảnh cô ở những địa điểm nổi tiếng thế giới, từ tháp nghiêng Pisa đến Venice hay La Habana… nhưng Trinh tâm sự rằng đi nhiều nơi rồi mới thấy Việt Nam không hề thua kém nơi nào trên thế giới...
TTO - 12h trưa, trong căn nhà nhỏ nóng hầm hập, Trần Lê Trinh (14 tuổi, Trường THCS Nguyễn Hiền) cặm cụi xỏ kim, may giày để kiếm tiền mua sách vở cho năm học mới, ấp ủ ước mơ trở thành nữ chiến sĩ công an.