Đường Lối Của Phái Pháp Gia Trung Quốc Là
{"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OCO5":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OC42":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OC45":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OC47":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OCK4":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OCK6":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OCK5":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OCK7":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OK82":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OK85":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OKO2":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OKO1":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OKO3":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OK40":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OK42":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OK41":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OU60":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OUO6":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904O1U4":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_MPG01841119B40QNMQ4904OUI4":{"windowState":"normal","portletMode":"view"}}
trường phái ẩm thực Trung Quốc
Ẩm thực Trung Quốc nổi tiếng bởi sự đa dạng, tinh tế trong nguyên liệu, gia vị và nghệ thuật nấu nước. 4 trường phái ẩm thực Trung Quốc chính là: Quảng Đông, Sơn Đông, Tứ Xuyên và Giang Tô hay còn gọi Ngô, Lỗ, Xuyên, Tô. 4 trường phái này chính là 4 mảnh ghép lớn trong bức tranh ẩm thực Trung Hoa. Mỗi mảnh ghép lại có một sắc thái riêng biệt. Trong bài viết này, VietAIR sẽ cùng bạn tìm hiểu về 4 trường phái ẩm thực này.
Ẩm thực Quảng Đông đa dạng trong cách chế biến và thành phần. Có khoảng hơn 20 cách chế biến khác nhau. Có thể kể đến như chiên rán, quay, nướng, hầm, xào, hấp, kho, chao hấp bát úp, … Sự đa dạng này được hình thành nhờ tinh thần không ngừng ham học hỏi của người Quảng Đông. Họ không chỉ tiếp thu tinh hoa của các trường phái khác mà còn tham khảo cả ẩm thực phương Tây. Khám phá trường phái ẩm thực của Trung Quốc, bạn không thể bỏ qua ẩm thực Quảng Đông. Người Quảng Đông rất thích cách chế biến sống. Món ăn yêu thích của họ là cá sống và cháo cá sống.
Các món ăn nổi tiếng ở Quảng Đông có thể kể đến như gà hấp muối, thịt heo xá xuối, gà om răn, … 3 nền tảng chính làm nên ẩm thực Quảng Đông là truyền thống nấu bếp của Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang. Thành phần nguyên liệu phong phú đa dạng. Không những vậy, cách chế biến cũng nổi tiếng tinh tế và phức tạp. Đặc biệt, Quảng Châu có món tam xà long hổ phượng, lợn quay cực kỳ trứ danh. Có thể nói, ẩm thực Quảng Đông có ảnh hưởng to lớn đến ẩm thực của Trung Quốc.
Xem thêm: vé máy bay giá rẻ Vietnam Airlines
Tỉnh Sơn Đông được biết đến như một trong những cái nôi của văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ẩm thực Sơn Đông có ảnh hưởng tới phía Bắc của Trung Quốc. Nằm ở khu vực hạ lưu sông Hoàng Hà, đất Sơn Đông phì nhiêu. Chính vì vậy, nông sản ở Sơn Đông cực kỳ nổi tiếng với chất lượng cao. Điều nay đã ảnh hưởng không nhỏ tới ẩm thực Sơn Đông. Trong bức tranh tổng thể của 4 trường phái ẩm thực Trung Quốc, Sơn Đông được biết đến với danh hiệu đệ nhất ẩm thực Trung Hoa.
Hai nền tảng chính của Sơn Đông là Tế Nam và Dao Đông. Ẩm thực Sơn Đông đặc trưng bởi hương vị nồng đậm. Nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất chính là hành và tỏi. Món ăn phổ biến ở Sơn Đông là các món hải sản. Trong đó phải kể tới món canh và nội tạng động vật. Đến với Sơn Đông, bạn không thể bỏ qua các đặc sản như ốc kho, cá chép chua ngọt. Tìm hiểu trường phái ẩm thực Trung Quốc, đến với Sơn Đông, bạn sẽ được thưởng thức những “sơn hào hải vị”, bánh ngọt, salad đặc trưng vùng miền.
Tứ Xuyên nổi tiếng với những món cay. Hương vị cay này hình thành do đặc trưng văn hóa và khí hậu của Tứ Xuyên. Địa hình Tứ Xuyên thuộc dạng lòng chào. Quanh năm nơi đây đều có sương mù. Không những vậy, khí hậu cũng ẩm thấp thường xuyên. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành vị cay đặc trưng ở Tứ Xuyên. Ngoài vị cay, món ăn Tứ Xuyên còn đòi hỏi sự kết hợp khéo léo giữa ngọt, mặn, chua, đắng, thơm. Chính điều này đưa Tứ Xuyên trở thành một trong những trường phái ẩm thực của Trung Quốc.
Ngoài ra, nếu du khách không thích ăn cay, bạn có thể dặn trước người đầu bếp. Hương vị món ăn được thay đổi theo mùa, tùy thời tiết, tùy khẩu vị từng thực khách. Gà nguội với nước sốt cay là một trong những đặc sản nổi tiếng của Tứ Xuyên. Thịt gà luộc rồi tẩm với những gia vị cay. Tưởng chừng đơn giản song món ăn này hấp dẫn thực khách vô cùng. Một món ngon nổi tiếng khác chính là thịt heo nấu hai lần. Người dân địa phương rất thích món ăn dân dã này. Đến với Tứ Xuyên, bạn sẽ đến với một trường phái ẩm thực Trung Quốc độc đáo và đặc sắc.
Ẩm thực Giang Tô được hình thành nhờ các món ăn của Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Phương thức chế biến đặc trưng ở vùng này là hầm, ninh, tần. Nhờ nghệ thuật nấu nước độc đáo, các món canh của Giang Tô luôn đảm bảo nguyên chất, nguyên vị. Hương vị đặc trưng luôn chiếm trọn tình cảm của du khách. Mỗi món ăn ở Giang Tô lại được coi như một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt. Đến Giang Tô, bạn sẽ được khám phá một nét đặc sắc trong nền ẩm thực của Trung Quốc.
Nghệ thuật nấu nướng ở Giang Tô coi trọng các dùng dao. Phương thức chế biến phải tinh tế. Món ăn đảm bảo được sự tươi mát, thanh đạm. Chính vì vậy, nói đến ẩm thực Giang Tô chính là ăn mãi không chán. Ngoài ra, cách trình bày cũng được chú trọng vô cùng. Sự cầu kỳ, bắt mắt trong cách trang trí hấp dẫn mọi du khách. Người Giang Tô không sử dụng xì dầu. Vị chua, ngọt đặc trưng của món ăn chủ yếu được tạo nên nhờ đường và giấm. Món ăn nổi tiếng ở Giang Tô chính là thịt cua hấp.
Trên đây là những đặc trưng của 4 trường phái ẩm thực Trung Quốc. Mỗi trường phái lại mang một màu sắc khác nhau. Bạn sẽ được khám phá một bức tranh đa sắc màu. Những món ăn ngon bắt mắt với hương vị độc đáo sẽ chinh phục bạn. Nhanh tay đặt vé máy bay đi Trung Quốc thôi nào!
Bài viết tham khảo: Ẩm thực cung đình Trung Quốc
1. Khái niệm hội nhập và hội nhập kinh tế quốc tế
“Hội nhập” có nguồn gốc từ “liên kết” (integration) với nghĩa chung nhất là hành động hoặc quá trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộ phận vào một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại (tụ hội, tụ nhóm).
Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó và nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm. Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó.
Hội nhập kinh tế quốc tế được các quốc gia/vùng lãnh thổ thực hiện bằng những phương thức chủ yếu và có thể phân biệt như sau: (i) Thỏa thuận thương mại ưu đãi; (ii) Khu vực mậu dịch tự do; (iii) Hiệp định đối tác kinh tế; (iv) Thị trường chung; (v) Liên minh thuế quan; (vi) Liên minh kinh tế và tiền tệ; (vii) Diễn đàn hợp tác kinh tế.
2. Quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước ta về hội nhập kinh tế quốc tế
Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước ta đã chủ trương tham gia các thể chế kinh tế. Lời kêu gọi trong thư gửi Liên hợp quốc tháng 12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: (a). Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nha kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; (b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; (c) Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc”.
Từ những năm 1980 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được tính cần thiết và tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế. Đường lối, chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng đã được đề ra nhất quán, không ngừng được hoàn thiện và triển khai tích cực, phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối Đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nếu như tại Đại hội V (1982), Đảng chỉ xác định “Ưu tiên mở rộng sự hợp tác toàn diện giữa nước ta với Liên Xô và các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế” thì đến Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng đã đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác”; xác định quan hệ kinh tế quốc tế giai đoạn này không chỉ tập trung vào Liên xô và các nước trong cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa mà phải mở rộng quan hệ với các nước thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
Tới Đại hội VII (1991), Đảng ta định hướng: “Độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu bước khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ mới. Nhờ chủ trương này, Việt Nam đã đẩy lùi được chính sách bao vây cô lập, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương.
Taị Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), thuật ngữ “hội nhập” mới bắt đầu được đề cập trong văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”. Đây là lần đầu tiên Nghị quyết của Đảng đề cập đến việc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Điều này đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong nhận thức về nhu cầu cần tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội IX (2001) nhấn mạnh việc “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội đã khẳng định tính tất yếu, đánh giá bản chất của toàn cầu hóa và cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam khi tham gia quá trình này.
Giai đoạn sau này (Đại hội IX, X, XI, XII), Đảng đã nhấn mạnh tới việc chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế song vẫn phải đảm bảo độc lập tự chủ. Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 05/02/2007 Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Từ “hội nhập kinh tế quốc tế” của các kỳ đại hội trước, chuyển sang “hội nhập quốc tế” một cách toàn diện là một bước phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta. Để cụ thể hóa chủ trương này, ngày 10/4/2013, Bô ̣Chính tri ̣đã ban hành Nghi ̣quyết số 22-NQ/TW về “Hôị nhâp̣ quốc tế”. Với Nghị quyết này, tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập toàn diện trên cả lĩnh vực cơ bản: Kinh tế; Chính trị, Quốc phòng và An ninh; Văn hóa, xã hội, Khoa học công nghệ và Giáo dục, đào tạo. Ngày 07/01/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 40/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam.
Phát triển định hướng hội nhập quốc tế từ Đại hội XI, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục yêu cầu phải triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm: “Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng,... Ngày 05/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nêu rõ mục tiêu thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Có thể thấy, trong hơn 35 năm đổi mới, các quan điểm, chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế mang tính nhất quán, hệ thống, luôn được cập nhật và kế thừa qua các kỳ Đại hội. Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế./.