Thông tin của bạn đã được ghi nhận, chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ của chúng tôi

Tổng quan về nhãn hiệu (trademark)

Căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi số 36/2009/QH12 thì nhãn hiệu (tiếng Anh là trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Theo đó, bạn có thể hiểu thông qua nhãn hiệu, khách hàng có thể nhận diện được sản phẩm cùng loại giữa 2 doanh nghiệp khác nhau hoặc thậm chí là trong cùng 1 doanh nghiệp.

Dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, từ ngữ… hoặc từ sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa. Nhãn hiệu là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu, hoặc giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, đây là các khái niệm khác nhau hoàn toàn. Để biết chi tiết sự khác nhau đó là gì, các bạn tìm hiểu ở từng bài viết sau nhé.

Thông thường, nhãn hiệu được thấy nhiều nhất là trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Và đôi khi, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm. Anpha sẽ dẫn chứng một vài ví dụ để bạn hiểu hơn về nhãn hiệu.

Ví dụ 1: Nhãn hiệu giúp phân biệt sản phẩm cùng loại giữa các doanh nghiệp với nhau (doanh nghiệp đối thủ):

Ví dụ 2: Nhãn hiệu giúp phân biệt các sản phẩm trong cùng một doanh nghiệp

Các nhãn hiệu của Unilever như: Comfort, Dove, Surf, Omo, Lifebuoy, Cif, Vaseline, TRESemmé…

Có nhiều cách để phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, chẳng hạn như:

➤ Phân loại dựa vào yếu tố cấu thành, nhãn hiệu sẽ gồm có 3 loại:

➤ Phân loại dựa theo mục đích sử dụng, nhãn hiệu sẽ gồm có 2 loại:

➤ Phân loại theo tính chất, nhãn hiệu sẽ gồm có 5 loại:

Trong 3 cách phân loại trên thì nhãn hiệu phân loại theo tính chất là phổ biến nhất. Tại nội dung này, Kế toán Anpha sẽ chia sẻ chi tiết các nhãn hiệu được phân loại theo tính chất.

➤ Nhãn hiệu thông thường là gì?

Nhãn hiệu thông thường là nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, tổ chức này với dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, tổ chức khác.

Nhãn hiệu thông thường là cơ sở để hình thành nên các loại nhãn hiệu thường gặp khác, chẳng hạn như:

➤ Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu thông thường

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu phổ biến đối với bộ phận công chúng có liên quan và được biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Một số ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng như: Samsung, Iphone, Coca Cola, Pepsi, Heineken…

➤ Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng sẽ được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí sau:

Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tự động bảo hộ mà không cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần có các giấy tờ/tài liệu chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu, đồng thời chứng minh nhãn hiệu đáp ứng được các tiêu chí được coi là nổi tiếng thì sẽ được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và được bảo hộ.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng là đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá trên.

Căn cứ theo Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu tập thể được quy định như sau: Nhãn hiệu tập thể dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Bạn có thể hiểu nôm na rằng: Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu thuộc sở hữu chung của một tổ chức, mà tổ chức này có nhiều thành viên khác nhau, trong đó:

Thông thường, nhãn hiệu tập thể hay đi liền với tên địa danh để chỉ sản phẩm có xuất xứ từ địa phương và vùng lãnh thổ mang địa danh đó. Một số ví dụ về nhãn hiệu tập thể: Hồ tiêu Lộc Ninh, Táo Ninh Thuận, Rượu Mẫu Sơn, Chè Thái Nguyên…

➤ Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể để được bảo hộ cần đáp ứng 2 điều kiện sau:

Một số ví dụ về nhãn hiệu chứng nhận như:

➤ Đặc trưng của nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau được sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự hoặc có liên quan. Nhãn hiệu liên kết do cùng một chủ thể đăng ký.

Ví dụ về nhãn hiệu liên kết như:

➤ Đặc điểm của nhãn hiệu liên kết

Quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ pháp lý

Lĩnh vực cung ứng dịch vụ pháp lý là một ngành có tính chất đặc thù. Chính vì thế những tổ chức đơn vị hành nghề dịch vụ pháp lý cần đáp ứng các điều kiện của pháp luật như sau:

Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự hay các việc khác theo quy định của pháp luật. Không được vừa tham gia tư vấn bảo và bảo vệ cho cả nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ việc hay vụ án. Điều này sẽ không thể đảm bảo nguyên tắc công tâm, minh bạch ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng.

Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật. Đây không chỉ là hành vi gây sai lệch hồ sơ, vi phạm nghiêm trọng đến quá trình bảo vệ quyền lợi của khách hàng, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn là đạo đức của một người hành nghề luật, là người bảo vệ công lý, lẽ phải chính vì vậy không được xảy ra những tình trạng như trên.

Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi cũng như nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện tư vấn pháp luật đối với các vấn đề về tranh chấp hợp đồng kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, đất đai…

Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:

Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.

Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật luật sư.

Trên đây chúng tôi đã trả lời câu hỏi: “ Dịch vụ pháp lý là gì” rất chi tiết tại bài viết. Nếu bạn đọc có thêm câu hỏi hay thắc mắc về vấn đề gì nội dung liên quan, vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ để được hỗ trợ nhanh nhất.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: [email protected]