Công Ty Xây Dựng Bạch Đằng Đà Nẵng
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Khu Di Tích Ba Chúc Chủ đầu tư: Sở Văn Hóa, Thể Thao & Du Lịch AG Chỉ huy trưởng công trình: Huỳnh Văn Phú Giá trị hợp đồng: 10.000.000.000 đ
Ngành nghề Kế toán - Kiểm toán - Thu mua - Kho Lễ tân - Đặt phòng - Tổng đài - Guest relation Sale - Marketing - Event Ẩm thực - Phục vụ - Thu ngân - Bar Buồng phòng - Giặt là - Làm vườn Bếp - Phụ bếp - Tạp vụ - Rửa bát Hành chính - Nhân sự - Thư ký Kỹ thuật - Bảo trì Công nghệ thông tin Nhân viên bán hàng Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán Ngoại ngữ - Biên phiên dịch Y tế - Dược Giáo dục - Đào tạo Giám đốc - Quản lý điều hành Cơ khí - Ô tô Xây dựng - Kiến trúc - Nội thất Tư vấn - CSKH - Telesales Luật - Pháp lý Bảo vệ - Vệ sĩ - An ninh Bất động sản - Bảo hiểm Tài xế - Lái xe - Giao nhận Thiết kế - Mỹ thuật Điện - Điện tử - Điện lạnh Khác Nhà hàng - Khách sạn - Du lịch
Ngài có vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, trí dũng song toàn, sức mạnh cử đỉnh – như lời sử cũ mô tả. Thuộc dòng dõi Hào trưởng đất Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), ngài sinh năm 898. Bấy giờ là cuối đời nhà Đường ở phương Bắc sang đô hộ nước Việt. Thủ lĩnh các địa phương đều tranh thủ thời cơ, lăm lăm nổi dậy, đuổi giặc cứu nước. Nghe tin ở Dương Xá (Ái Châu – Thanh Hóa), Hào trưởng Dương Đình Nghệ là người có chí lớn, thế lực mạnh, Ngài (Đức Vương Ngô Quyền) bèn vào theo. Và được họ Dương mến chuộng, nhận làm nha tướng, lại gả con gái cho.
Từ năm 905 đến năm 937, Ngài đã tận mắt chứng kiến những biến động dồn dập trọng đại của lịch sử đất nước.
Khúc Thừa Dụ ở Hồng Châu (Hải Dương) đưa lực lượng bản bộ lên chiếm giữ thành Đại La (Hà Nội) của nhà Đường, nhưng rồi con cháu lại bị nhà Nam Hán thay thế nhà Đường khuất phục, tái đô hộ. Dương Đình Nghệ thân dẫn quân Ái Châu ra đánh “Trận quyết chiến chiến lược Đại La”, thắng oanh liệt quân xâm lược Nam Hán, nhưng rồi lại bị Hào trưởng Phong Châu (Bạch Hạc - Việt Trì) Kiều Công Tiễn tranh quyết, giết hại….
Đến đây, ở tuổi 39, Ngài đứng ra nhận nhiệm vụ lịch sử: Trừng trị Kiểu Công Tiễn và chống đánh quân Nam Hán - do họ Kiều rước vào - xâm lược lần thứ hai.
Tháng 9 năm 938, bằng đòn đánh sấm sét tại Đại La, Ngài đã diệt gọn bọn nội phản, phá tan cuộc nội ứng mà quân Nam Hán trông đợi. Do đó, dốc được toàn lực, chuẩn bị kháng chiến chống giặc ngoài.
Ở tuổi 40, vươn mình vượt cao lên trước sứ mạng lớn lao, Ngài đã: Dựa vào khí thế của đất nước vừa ra khỏi đại nạn Bắc thuộc, chọn đúng được vùng cửa sông Bạch Đằng làm chiến trường tiến đánh quân Nam Hán, ngay khi chúng mới ngấp nghé, toan vào cõi. Lại vận dụng trí tuệ và truyền thống chống giặc của dân tộc mà sáng tạo được phương thức phục kích đánh Nam Hán trên vùng sông cửa biển, với sự hỗ trợ lợi hại của trận địa cọc bọc sắt nhọn đóng ngầm dưới nước, kết hợp nhịp nhàng với sự lên xuống của thủy triều.
Đặc biệt là huy động và chỉ huy được các thế lực từ nhiều vùng đất nước, và sự ủng hộ, tham chiến sôi nổi của nhân dân, dân binh và dân tướng ở ngay tại địa phương trước biển.
Vào ngày cuối mùa Đông, tháng Chạp, năm 938, dưới ngọn cờ soái chủ của Ngài, trận đánh nơi cửa biển Bạch Đằng đã nổ bùng, tối sầm trời đất, rung chuyển non sông.
Diễn biến nhanh chóng nhất giữa lịch sử các cuộc kháng chiến của dân tộc: Chỉ trong vòng chưa đầy một ngày.
Có hiệu suất chiến trường rất cao: Phá tan hạm đội chiến thuyền Nam Hán, giết tại trận chủ tướng Lưu Hoằng Tháo. Cuộc quyết chiến chiến lược Bạch Đằng của Ngô Quyền đã giải quyết trọn vẹn nhiệm vụ của cả một sự nghiệp kháng chiến, chỉ trong một trận đánh. Đồng thời, kết thúc quá trình vận động hơn 30 năm từ Khúc Thừa Dụ đến Dương Đình Nghệ - Giải phóng dân tộc để “ Người Việt làm chủ nước Việt”. Và, chính thức báo hết cho cả thời đại hơn nghìn năm “Bắc thuộc – Chống Bắc thuộc”.
Một “Truyền thống Bạch Đằng” vẻ vang, một “Kỷ nguyên Độc lập tự chủ” vàng son, cũng từ trận Bạch Đằng của Ngô Quyền, mở ra. Bởi vì, dẫn đầu đoàn quân đại thắng trận Bạch Đằng trở về, ngay vào và từ mùa xuân năm 939, Ngô Quyền đã quyết định: Tự mình xưng Vương, làm Vua nước Việt, gạt bỏ chức Tiết độ sứ mà trước đấy, Khúc Thừa Dụ và Dương Đình Nghệ đã phải tạm nhận từ phương Bắc. Chọn Cổ Loa làm Kinh Đô, để tỏ ý “Nối lại quốc thống”: Truyền thống độc lập tự chủ quốc gia, bị dứt từ khi An Dương Vương hơn nghìn năm trước để mất thành Cổ Loa, thì nay, cũng ở ngay tại Cổ Loa, khôi phục truyền thống ấy.
Và tạo dựng, thể chế của và cho Quốc gia độc lập tự chủ. Đức Vương Ngô Quyền, vậy chính là người đúng với: Lời đánh giá của sử thần Lê Văn Hưu ở thế kỷ 13: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng Vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy”.
Lời bàn của sử quan Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ thứ 15: “Tiền Ngô Vương nổi lên, không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục có thể thấy được quy mô của Đế Vương”. Và lời ca ngợi của chí sĩ Phan Bộ Châu ở đầu thế kỷ thứ 20, gọi Đức Vương Ngô Quyền là “Vị Tổ trung hưng” của đất nước, đứng sau “Vị Thủy tổ dựng nước đầu tiên” là Hùng Vương, và đứng trước “Vị Anh hùng trung hưng thứ hai” là Lê Lợi.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019
Nhà sử học Lê Văn Lan kính viết
Thành phố Đà Nẵng lần thứ 5 được vinh danh là “Thành phố thông minh Việt Nam”, giải thưởng danh giá và duy nhất dành cho nhóm các thành phố/đô thị tại lễ trao giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 lần thứ 5 do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức chiều ngày 3-12.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng được vinh danh đối với 3 giải thưởng chuyên đề bao gồm: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh (lần thứ 2 liên tiếp); Thành phố Hấp dẫn đổi mới sáng tạo (lần thứ 4); Thành phố Quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch (lần thứ 3).
Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam (Smart City Award Vietnam) là giải thưởng thường niên được VINASA tổ chức từ năm 2020 nhằm ghi nhận, tôn vinh các đô thị, tổ chức, doanh nghiệp có những đóng góp giúp các thành phố trở nên thông minh hơn, đáng sống hơn, có thương hiệu, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Giải thưởng cũng khuyến khích doanh nghiệp sáng tạo sản phẩm, giải pháp công nghệ tiên tiến; là kênh kết nối cung cầu, hợp tác xây dựng những mô hình kiểu mẫu phù hợp để đẩy nhanh phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam. Như vậy, kể từ khi giải thưởng được VINASA tổ chức lần đầu tiên đến nay, Đà Nẵng đều được vinh danh là thành phố thông minh (5 năm liên tiếp 2020-2024).
Để có được kết quả trên, Đà Nẵng lấy quan điểm lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để xây dựng thành phố thông minh. Thành phố chủ động triển khai các nhiệm vụ Chính phủ giao theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 1-8-2018 của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay cơ bản hoàn thành 11/11 nhiệm vụ đến năm 2025. Sau hơn 5 năm thực hiện Quyết định số 6439/QĐ-UBND ngày 29-12-2018 của UBND thành phố về đề án xây dựng Thành phố thông minh giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030, thành phố đạt được nhiều kết quả đồng đều trên 6 trụ cột và 16 lĩnh vực ưu tiên.
Cụ thể, thành phố có 28 dự án ưu tiên thuộc đề án Thành phố thông minh hoàn thành, đưa vào sử dụng với tổng kinh phí thực hiện 220,6 tỷ đồng; 4 dự án đã phê duyệt hồ sơ thiết kế thi công với tổng kinh phí 82,5 tỷ đồng và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2024-2025; 8 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng kinh phí trên 884 tỷ đồng, trong đó có các dự án đáng chú ý như: hiện đại hóa trung tâm chỉ huy 404 tỷ đồng, trung tâm tích hợp kiểm soát khả năng phục hồi đô thị xanh và thông minh 258 tỷ đồng…
Thành phố triển khai nhiều ứng dụng, tiện ích và nhiều kênh để người dân, doanh nghiệp sử dụng, tương tác giữa chính quyền và người dân trên môi trường số như: nền tảng tích hợp đa dịch vụ, tiện ích Danang Smart City (hơn 1,2 triệu lượt tải); nền tảng công dân số MyPortal (hơn 320.000 người dân có tài khoản); 1 kho dữ liệu số trên hệ thống Chính quyền điện tử; Cổng góp ý Đà Nẵng và Cứu hộ (1.000 lượt góp ý, phản ánh/tháng); ứng dụng Cho và nhận và Tổng đài (10.000 lượt góp ý/tháng); ứng dụng Chatbot tư vấn tự động về hướng dẫn thủ tục hành chính, dịch vụ công (hơn 4.000 lượt tư vấn/tháng)…
Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số
Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp Acronics nhận định, thành phố thông minh là một trong những xu thế phát triển chủ đạo của các đô thị trên thế giới cũng như trong khu vực. Để đón đầu xu hướng đó, Đà Nẵng đang có nhiều chuyển biến tích cực cả về chính sách, môi trường đầu tư lẫn nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thực tế. Ông Tuấn hy vọng thành phố tiếp tục hỗ trợ phát triển sản phẩm, kết nối nhà đầu tư, thị trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của nhân lực, tạo ra các sản phẩm công nghệ điện tử chất lượng cao; đồng thời, thành phố cần hoàn thiện các chính sách để khơi thông, hỗ trợ sức mạnh các doanh nghiệp khởi nghiệp, công nghệ, trong đó nhấn mạnh vai trò của lĩnh vực: công nghệ thông tin, phần mềm, vi mạch bán dẫn… để tăng sức cạnh tranh với thị trường quốc tế khi đây là các thành tố để tạo ra các giá trị gia tăng lớn và quan trọng trong nền kinh tế số, chuyển đổi số bền vững cho thành phố.
Ông Lê Ngọc Trí, Giám đốc điều hành Công ty CP EM&AI cho hay, việc Đà Nẵng đạt danh hiệu Thành phố thông minh duy nhất tại Việt Nam là niềm tự hào lớn, nhưng cũng đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp phải xứng đáng hơn nữa với vị thế này. TS. Nguyễn Hà Huy Cường, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm phát triển phần mềm (SDC), Đại học Đà Nẵng đánh giá, thành phố đang đi đúng hướng trong phát triển thành phố thông minh với quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình số dựa vào 4 yếu tố công nghệ gồm: điện toán đám mây; dữ liệu lớn (Big Data), AI, internet vạn vật (IoT). Thời gian tới, SDC tiếp tục đóng góp cho thành phố trên lộ trình chuyển đổi số, nhất là ở lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, việc tiếp tục được vinh danh là “Thành phố thông minh Việt Nam” lần thứ 5 liên tiếp nhờ đóng góp tích cực, đồng thuận từ cơ quan quản lý Nhà nước và người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 -2025, tầm nhìn đến năm 2030) trực tiếp hướng dẫn người dân tạo tài khoản công dân số và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đưa công nghệ tới gần các tầng lớp.