PGS, TS Lê Văn Toan TS Nguyễn Việt Anh Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tour du lịch Ấn Độ - Ajanta &  Ellora

Du lịch Ấn Độ đến với hai địa danh này, bạn sẽ được dịp mở mang tầm mắt lẫn đầu óc với những tác phẩm, công trình nghệ thuật  Các tác phẩm này có từ gần cả ngàn năm về trước và mang đậm dấu ấn tôn giáo (Hindu, Jain hay Phật giáo…). Nơi đây cũng là quê hương của sản phẩm lụa Paithan cực kỳ nổi tiếng và đắt giá.

Mumbai là một trong những thành phố sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất Ấn Độ.

Du lịch Ấn Độ đến với Delhi, du khách sẽ được tìm hiểu về một thủ đô có bề dày lịch sử ấn tượng của Ấn Độ. Ở Delhi có rất nhiều di tích của Hồi Giáo, Phật Giáo…và các công trình kiến trúc cổ như pháo đài Đỏ. Ngoại thành Delhi là một sự cuốn hút thực sự khi du khách tour Ấn Độ muốn trải nghiệm việc tản bộ qua Lodi Gardens, Purana Qila.

Tour du lịch Ấn Độ - Vườn Quốc gia Kanha

Du lịch Ấn Độ đến với vườn Quốc gia Kanha du khách sẽ được chiêm ngưỡng thế giới động vật phong phú, quý hiếm từ loài bò sát, loài dưới nước, côn trùng. Đây là một vườn quốc gia có môi trường hoang dã nhất thế giới. Đi tour du lich An Do đến với Kanha thực sự thu hút đối với những ai yêu thích khám phá thế giới động thực vật.

Ai có thể ngờ rằng hố thiên thạch lại có thể tạo nên một kỳ quan tour Ấn Độ xinh đẹp như thế này.

Trên đây là tổng hợp những điểm đến hấp dẫn nhất trong chuyến du lịch Ấn Độ. Ngoài ra còn rất nhiều thứ hấp dẫn khác ở Ấn Độ đang chờ đợi bạn khám phá đó chính là những lễ hội như lễ hội chợ Goa, lễ hội Holi, lễ hội Diwali, lễ hội Sukjkun Mela,…Du lịch Ấn Độ thực sự đem lại rất nhiều cảm xúc cho các du khách. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không mau chuẩn bị làm một tour Ấn Độ ngay nào.

Sáng ngày 10/4, tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ”, do Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ TP Hà Nội phối hợp với Bộ môn Ấn Độ học, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức, nhằm thúc đẩy hợp tác về giáo dục giữa hai nước, tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và giao lưu nhân dân Việt Nam-Ấn Độ.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Đại sứ Ấn Độ Subhash Prasad Gupta cho biết mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục.

Ấn Độ nổi tiếng với hệ thống tri thức và giáo dục trải dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong quá khứ, các nhà sư và học giả Phật Giáo, bao gồm cả những người Việt, đã băng qua hàng ngàn dặm đường để đến Taxila, thánh địa của Phật giáo.

Theo ông Subhash Prasad Gupta, bất chấp những hạn chế về nguồn lực, Ấn Độ đã và đang chia sẻ kinh nghiệm phát triển, chuyên môn và kỹ thuật với các đối tác, trong đó có Việt Nam theo tinh thần “Vasudhaiva Kutumbakam” - thế giới là một gia đình.

Đất nước Nam Á này đã cấp hơn 200 học bổng và các khóa đào tạo cho du học sinh viên thông qua các cơ chế hỗ trợ song phương. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã và đang xây dựng thêm nhiều cơ sở giáo dục cũng như hỗ trợ các trường học tại Việt Nam, chẳng hạn: thành lập Trung tâm Đào tạo Tiếng Anh Việt Nam-Ấn Độ (VICELT) tại Đà Nẵng vào năm 2007, tặng một chiếc máy tính hiệu năng cao cho Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 2013, hỗ trợ xây dựng một công viên phần mềm quân đội tại Đại học Viễn thông Nha Trang.

Các trường đại học giữa hai nước cũng phối hợp tổ chức hoạt động trao đổi sinh viên, tư vấn giáo dục, định hướng nghề nghiệp. Năm ngoái, Ấn Độ đã phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội chợ Giáo dục nhằm khuyến khích trao đổi kiến thức giữa các học viện hàng đầu của Ấn Độ và Việt Nam.

Bên cạnh đó, chính phủ hai bên cũng đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn: công nghệ, nông nghiệp, an ninh, …. Vào năm 2011, dưới sự hỗ trợ của Ấn Độ, trung tâm Nguồn lực Tiên tiến về công nghệ thông tin tại Hà Nội đã đi vào hoạt động. Phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử chống tội phạm công nghệ cao Indira Gandhi cũng được thành lập với khoản hỗ trợ 150.000 USD của Ấn Độ.

Tại buổi tọa đàm, đại biểu tham dự đã được lắng nghe các bài tham luận về hợp tác giáo dục Việt Nam-Ấn Độ, chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ, những trải nghiệm học tập tại quốc gia này cũng như cơ hội việc làm của sinh viên bộ môn Ấn Độ học từ đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, chuyên gia từ các tổ chức giáo dục Ấn Độ.

Giám đốc Trung tâm Văn hóa Ấn Độ Swami Vivekananda, bà Monica Sharma đã giới thiệu về chương trình học bổng ICCR của Chính phủ Ấn Độ đến các sinh viên Việt Nam, giải đáp những thắc mắc, đồng thời đưa ra những lưu ý khi du học tại Ấn Độ.

Ông Subhash Prasad Gupta cho biết, với những tiến bộ hiện tại, Ấn Độ chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho các sinh viên Việt Nam. Hiện tại, quốc gia châu Á này giữ vị trí thứ hai về mạng lưới giáo dục đại học với hơn 1.000 trường đại học và hơn 42.000 trường cao đẳng, cung cấp nền giáo dục chất lượng với mức chi phí phải chăng.

Bà Phan Lan Tú, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ TP Hà Nội cho biết sự kiện là cơ hội để tăng cường tình hữu nghị, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Nhân dân hai nước. Bà mong muốn những ý kiến tại tọa đàm sẽ được Đại sứ quán Ấn Độ, các trường Đại học của Việt Nam quan tâm, qua đó góp phần tăng cường hợp tác về giáo dục Việt Nam-Ấn Độ, thúc đẩy giao lưu Nhân dân, cũng như tăng cường tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ.

Họp báo thông tin về sự kiện Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ 2 (Ảnh: Khánh Lan)

Tham dự Họp báo có: Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Hà Minh Huệ cùng đại diện Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ 2 sẽ diễn ra tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên, Chùa Thiên Ân, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, từ ngày 16-19/3. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ các hoạt động hữu nghị nhân dân năm 2017, kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ấn Độ (7/1/1972 – 7/1/2017) và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ (2007 – 2017), do Hội Hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp tổ chức.

Tại buổi họp báo, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ lần thứ 2 là sự kiện văn hóa đối ngoại có ý nghĩa đặc biệt giữa Việt Nam và Ấn Độ. Dự kiến, trong khuôn khổ sự kiện sẽ có nhiều nghi lễ Phật giáo đặc biệt do ngài Gyalwang Drukpa – Trưởng dòng truyền thừa phật giáo Drukpa và Tăng đoàn Drukpa với gần 100 tăng ni đến từ Ấn Độ thực hành. Ngoài các nghi lễ Phật giáo đặc biệt, trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra Đại lễ quán đình rất công phu, dự kiến có tới 5 đến 7 nghìn tăng ni, phật tử tham dự. Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ hai cũng trùng hợp đúng vào ngày Khánh đản Đức Bồ tát Quán Thế Âm theo truyền thống Phật giáo Đại thừa; đồng thời diễn ra đúng dịp Lễ hội Tây Thiên xuân Đinh Dậu năm 2017.

Cũng theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, trong nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã và đang có nhiều hoạt động đối ngoại thúc đẩy mối quan hệ thân thiết với Phật giáo Ấn Độ, qua đó góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Ấn Độ. Các hoạt động giao lưu văn hóa Phật giáo giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Ấn Độ tiếp tục làm phong phú và sâu sắc thêm truyền thống hữu nghị lâu đời, tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.

Nhân dịp này, Đức Gyalwang Drukpa sẽ tặng Giáo hội Phật giáo Việt Nam bức tranh thêu trên gấm hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm do 40 nghệ nhân chuyên trách các công trình tâm linh sáng tác công phu dưới sự gia trì, giám sát nghiêm ngặt của các bậc thượng sư và chư tăng cao cấp. Bức tranh đã được Tổ chức Vietkings xác lập kỷ lục là bức tranh thêu hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm lớn nhất Việt Nam với kích thước 11,7m x 16m. Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ 1 đã được tổ chức thành công tại chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) năm 2014./.