Cách Đặt Tên Hay Cho Thương Hiệu
Đặt tên thương hiệu có lẽ là một trong những điều khó khăn nhất khi bắt đầu kinh doanh. Thương hiệu cũng giống như con người, cũng cần một cái tên ấn tượng, độc đáo và ý nghĩa.
Cách #5. Đặt tên theo đặc điểm cửa hàng
Phương pháp này phù hợp để đặt tên cho cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí nhỏ lẻ hơn là những sản phẩm khác. Những cửa hàng nổi bật về vị trí, phong cảnh hay trước quán đó có đặc điểm nào đấy dễ nhận diện thì bạn có thể dùng chính nó để đặt tên cho cửa hàng của bạn.
Cách #8. Đặt tên thương hiệu theo các danh từ gợi nhắc
Một hình ảnh, một sự vật hay sự việc đều có ý nghĩa riêng của nó. Và đây cũng chính là lý do các danh từ gợi nhắc rất hay được sử dụng để làm tên thương hiệu. Có thể kể đến một vài ví dụ như:
Bước #3: Liệt kê tất cả các tên thương hiệu tiềm năng
Áp dụng tất cả các cách đặt tên bạn, tất cả những ý tưởng bạn có thể nghĩ đến để liệt kê ra tất cả các tên thương hiệu tiềm năng.
Tại bước này đừng vội quan tâm đến chất lượng hay sự độc đáo, hãy cứ để tâm trí thoải mái suy nghĩ, sáng tạo.
Chấp nhận cả những cái tên “kỳ quặc”.
Cố gắng tạo ra 15 – 20 tên thương hiệu tiềm năng (hoặc nhiều hơn).
Khi đã có danh sách các tên thương hiệu tiềm năng, bây giờ hãy tiến hành kiểm tra, đánh giá xem tên nào phù hợp với tên định hướng thương hiệu của bạn.
Đối chiếu với mục đích thương hiệu, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
Tiếp theo là kiểm tra sự khác biệt (Hướng dẫn 5 cách kiểm tra sự khác biệt, khả năng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ở bên dưới)
Cố gắng giảm danh sách tên tiềm năng xuống còn 3 lựa chọn.
Cách #2. Dùng chính đặc trưng sản phẩm để đặt tên
Cách đặt tên thương hiệu này cũng có thể giúp khách hàng hiểu ngay là bạn bán cái gì, làm dịch vụ gì, ví dụ như: Vieclam24h, timviecnhanh, …
Đây là lẽ là cách đặt tên kinh điển nhất trong 12 cách được nêu ra ở bài viết này. Tuy nhiên, phương pháp đặt tên này chỉ phù hợp với những mặt hàng kinh doanh còn mới, ít cạnh tranh trên thị trường thì mới thu hút khách hàng.
Ưu điểm của cách đặt tên này là khi nói đến, người tiêu dùng sẽ biết được thương hiệu của bạn làm về cái gì, có phải là cái mà họ đang tìm hay không.
Tuy nhiên, nhược điểm là khó đáp ứng lâu dài. Bởi vì, khi lĩnh vực của bạn mở rộng, thay đổi thì tên thương hiệu cũ có thể không còn đáp ứng được. Khi đó, một chiến dịch nhận diện thương hiệu mới sẽ mất khá nhiều tiền bạc và công sức.
Cách #12. Sử dụng phiên âm âm thanh để đặt tên
Sử dụng phiên âm âm thanh để đặt tên thương hiệu là một cách làm rất thông minh. Các âm thanh quen thuộc hàng ngày thậm chí còn làm cho thương hiệu trở nên dễ nhớ hơn.
Một số thương hiệu sử dụng cách đặt tên này như:
12 Cách đặt tên thương hiệu độc đáo
Và không để bạn chờ lâu hơn nữa, đây là 12 cách đặt tên thương hiệu phổ biến giúp bạn tạo ra nhiều tên thương hiệu tiềm năng nhất.
Cách #1. Dùng tên cá nhân để đặt thương hiệu
Việc dùng chính tên của mình để đặt tên thương hiệu có lẽ không còn xa lạ gì nữa. Tuy nhiên, chính vì quen thuộc nên rất dễ bị lu mờ trong mắt người tiêu dùng.
Do đó, khi dùng tên cá nhân để đặt cho thương hiệu, nếu tên của bạn không đặc biệt, bạn cần phải làm mới và biến tấu nó để trở nên thật độc đáo, dễ nhớ, dễ ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng.
Ngoài việc dùng tên thật, bạn cũng có thể sử dụng những biệt danh, đại từ xưng hô thường gọi của mình để kết hợp đặt tên cho thương hiệu ví dụ như: Cô Ba, Chị Bảy,…
[Saokim.com.vn] Điện máy Nguyễn Kim
Ngoài ra, bắt đầu từ tên của bạn, bạn cũng có thể kết hợp với các thành phần khác, viết tắt để giúp tên thương hiệu trở nên độc đáo hơn.
Vận dụng cách đặt tên thương hiệu này như thế nào?
Bước #5: Thử nghiệm, thử nghiệm, thử nghiệm
Khi đã có được 3 tên thương hiệu tốt nhất, bây giờ là thử nghiệm, có nhiều cách để thử nghiệm:
Tóm lại, thử nghiệm sử dụng thực tế với quy mô nhỏ, nhóm nhỏ, đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án để chọn ra tên thương hiệu tốt nhất.
NOTE: Luôn áp dụng chặt chẽ quy trình để tạo ra hiệu quả tốt nhất.
Bạn đang bắt đầu xây dựng một thương hiệu mới và cần hỗ trợ?
Cách #6. Đặt tên thương hiệu theo quy mô
Cách đặt tên thương hiệu dựa theo quy mô này dùng cho những thương hiệu kinh doanh nhiều mặt hàng của chủng loại. Bạn có thể dùng một số từ như: Thế giới, Siêu thị,… để khách hàng cảm thấy rằng nơi đây có đầy đủ mọi thứ mà họ cần.
Phương pháp này phù hợp với những cửa hàng lớn, những cửa hàng quy mô nhỏ hơn cần lưu ý khi sử dụng vì nếu sử dụng không đúng khách hàng sẽ cảm thấy mình bị lừa và họ không có thiện cảm với cửa hàng của bạn, không quay lại mua hàng.
Cách #4. Dùng từ viết tắt để đặt tên thương hiệu
Đa phần phương pháp dùng từ viết tắt để đặt tên thương hiệu là bắt nguồn từ các chữ cái đầu tiên hoặc tên đầy đủ bằng Tiếng Anh của thương hiệu đó.
Hai cách này hiện đang được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam, điển hình như các thương hiệu nổi tiếng có tên viết thương hiệu bắt nguồn từ tên tiếng Anh đầy đủ là: Vinaphone, Vinamilk, Vinaconex, Vingroup, Vinhomes… chữ Vina hay chữ Vin đều là viết tắt của chữ Việt Nam, cộng thêm vế sau là tên sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp.
Hoặc một cách khác là dùng từ viết tắt các chữ cái đầu tiên trong tên tiếng anh như: ACB (Ngân hàng Á Châu), ICP (Internation Consumer Product),…
[Saokim.com.vn] VIVIDA – Vivid – sinh động, mạnh mẽ và đầy sức sống
BONUS: Cách đặt tên thương hiệu theo phiên âm
Có nhiều thương hiệu mang yếu tố văn hóa nước ngoài thường sử dụng từ phiên âm để đặt tên thương hiệu, cách làm này tạo ra thương hiệu độc đáo tại thị trường Việt Nam.
Các thương hiệu mang yếu tố văn hóa Trung, Hàn, Nhật rất hay sử dụng phương pháp này, ví dụ:
Cách #7. Đặt tên thương hiệu theo sự liên tưởng
Sự liên tưởng ở đây có nghĩa là khi nói đến tên thương hiệu của bạn, người tiêu dùng sẽ hình dung ngay là bạn đang bán gì và công dụng của sản phẩm đó ra sao.
Để làm được điều này, bạn phải thật sự hiểu rõ về đặc điểm cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng. Ví dụ như bạn bán máy sưởi thì có thể đặt tên là “Heat”, bán quạt thì có thể đặt là Windy,…
[Saokim.com.vn] Rosalia – vẻ đẹp tinh khiết, sự mềm mại, dịu dàng của hoa hồng
Sử dụng AI để đặt tên thương hiệu
Hiện tại AI đang phát triển rất mạnh, bạn có thể sử dụng AI như Chat GPT, Gemini, Copilot để hỗ trợ việc đặt tên thương hiệu.
Bằng cách mô tả yêu cầu rõ ràng, AI có thể nhanh chóng tạo ra các kết quả.
Ví dụ sử dụng AI để đặt tên thương hiệu:
Prompt: “Hãy đóng vai một chuyên gia copywriter có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực đặt tên thương hiệu, xây dựng thương hiệu. Hãy liệt kê 20 cách đặt tên thương hiệu và lấy ví dụ minh họa cho việc đặt tên thương hiệu có chứa từ S và K. Lĩnh vực của công ty này là: Marketing. Tập khách hàng tiềm năng: Nam, Nữ từ 18 đến 35 tuổi. Trình bày dưới dạng bảng bao gồm: Số thứ tự, Các đặt tên thương hiệu, Ví dụ minh họa”
Nếu bạn chưa tìm thấy phương án ưng ý, hãy cứ yêu cầu tạo tiếp các phương án khác.
Hoặc bạn có thể mô tả sẵn cách đặt tên thương hiệu và ví dụ trước cho AI để AI có thể đặt tên theo định hướng đúng hơn (như các cách đặt tên dưới đây)
Bước #1: Xác định cốt lõi thương hiệu
Trước khi sa đà vào nghĩ các tên khác nhau, hãy bắt đầu bằng việc xác định cốt lõi thương hiệu của bạn:
NOTE: Xác định được cốt lõi thương hiệu vững chắc là nền tảng để định hướng mọi hoạt động như đặt tên thương hiệu, thiết kế logo, xây dựng nhận diện, website, cách triển khai social branding …
Hãy tự hỏi xem điều gì làm thương hiệu của bạn khác biệt?
Bạn khác dự định tham gia thị trường nào? phân khúc nào? và ở đó bạn thể hiện điều gì để khác biệt so với đối thủ?
Bạn cần phải ghi nhớ những điểm khác biệt này khi bạn chuyển qua quá trình đặt tên. Bởi vì, như bạn biết đó:
Và bạn nên nhớ, sự khác biệt có thể được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau, cho dù bạn cung cấp một sản phẩm y hệt đối thủ.
Điều quan trọng là phải đưa ra lựa chọn và nói cho khách hàng của bạn biết điều đó.